ClockThứ Tư, 21/10/2020 14:19

Hướng đến trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước

TTH - Với sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, Thừa Thiên Huế từng bước hình thành khu công nghệ thông tin tập trung tại Khu đô thị An Vân Dương và thành lập Khu công nghệ cao khoảng 1.000 ha ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với kinh phí dự kiến khoảng 7.480 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn, từng bước vươn đến mục tiêu trở thành Trung tâm khoa học và công nghệ (KHCN) lớn của cả nước.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp: Kết hợp cả hai yếu tố công nghệ và con ngườiTìm hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học

BV Trung ương Huế ứng dụng kỹ thuật cao nội soi điều trị ung thư đại tràng

"Thương hiệu" của Cố đô Huế

Không phải bây giờ mà mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KHCN của cả nước gần 10 năm nay đã được đề cập trên các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các chuyên gia, những người từng sống, làm việc ở Huế nhận định, so sánh lợi thế đặc trưng vùng miền, Thừa Thiên Huế hội đủ yếu tố để trở thành trung tâm KHCN của cả nước.

Nguồn nhân lực chất lượng cao ở địa phương đang đứng đầu khu vực miền Trung và chỉ đứng sau hai thành phố lớn của Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Riêng ở Đại học Huế đã có 275 giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) và 782 tiến sĩ (TS). Bệnh viện Trung ương Huế cũng có đội ngũ hơn 133 GS, PGS, TS và 345 thạc sĩ... Cùng nguồn nhân lực là hạ tầng thiết chế KHCN ở địa phương ngày càng hoàn chỉnh. Toàn tỉnh có 27 tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn dịch vụ nghiên cứu KHCN, như các viện, trường thuộc Đại học Huế, trung tâm, tổ chức, doanh nghiệp...

Thời gian qua, với cơ chế và chính sách tiếp tục hoàn thiện, các hoạt động quản lý Nhà nước về KHCN, quản lý công nghệ, nghiên cứu ứng dụng KHCN vào thực tế, sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST), tiêu chuẩn đo lường chất lượng... thu được nhiều kết quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

BV Trung ương Huế, Trường đại học Y dược Huế, Đại học Huế, Liên hiệp các hội KHKT tỉnh... có nhiều dấu ấn mới trong nghiên cứu dự án, đề tài KHCN ứng  dụng công nghệ thông tin trong xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền điện tử, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế trở thành các trung tâm chuyên sâu của khu vực, cả nước.

Gần đây ở Thừa Thiên Huế có hàng trăm ý tưởng và dự án của cá nhân, tập thể tham gia các cuộc thi KNĐMST ở khu vực (miền Trung - Tây Nguyên) và quốc gia, trong đó nhiều đơn vị đạt giải cao. Tiêu biểu như Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại YesHue năm 2017; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xưa (đạt giải nhất năm 2018. YesHue hiện có sản phẩm gia vị Bún Bò Huế xuất khẩu ở các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ…

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN thông tin, với sự quan tâm của Chính phủ và bộ, ngành trung ương, Thừa Thiên Huế từng bước hình thành khu công nghệ thông tin tập trung tại Khu đô thị An Vân Dương và thành lập Khu công nghệ cao khoảng 1 nghìn ha ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với kinh phí dự kiến khoảng 7.480 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn. Đây là địa chỉ gắn kết đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp và thương mại hóa công nghệ cao, không chỉ thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương mà góp phần phát triển kinh tế vùng trọng điểm miền Trung và cả nước, có sức lan tỏa đến các quốc gia lân cận.

Bước đột phá  

Có thành quả nhưng tại các diễn đàn, hội thảo về KHCN gần đây, nhiều ý kiến vẫn trăn trở với những khó khăn khi hướng đến trung tâm KHCN ở Thừa Thiên Huế.

Về nguồn nhân lực, cần xây dựng đội ngũ quản lý đủ năng lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ KHCN phù hợp thực tiễn; trong đó cán bộ giỏi về ngoại ngữ, chuyên môn trình độ cao và chuyên gia đầu ngành còn hạn chế. Cấp cơ sở hiện còn thiếu cán bộ làm công tác KHCN là một trong những nguyên nhân, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sống và sản xuất.

Trong chính sách đầu tư cho KHCN cần thống nhất, phân bổ hợp lý giữa nhiệm vụ đảm bảo hạ tầng (đầu tư phát triển) và nghiên cứu phát triển KHCN. Cùng với đó là chế độ, chính sách thu hút nhân tài gắn bó với công tác nghiên cứu khoa học bằng việc trả lương xứng đáng, điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy tài năng và hiệu quả nghiên cứu KHCN. Vẫn là bài toán khi chỉ số đóng góp của chỉ tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GRDP của tỉnh từ năm 2013 đến nay chưa đạt trên 30% kế hoạch.

Một cán bộ công tác tại Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh chia sẻ, lâu nay, KHCN được xác định là nhiệm vụ then chốt, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển thì cần chú trọng cơ sở nền tảng vững mạnh cho các hoạt động KHCN. Đây là yếu tố cần có tư duy chiến lược của người lãnh đạo, mở rộng tầm nhìn, quan hệ hợp tác đối ngoại và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các tổ chức, đơn vị KHCN để hoạt động hiệu quả.

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN cho biết, mục tiêu chung trong giai đoạn 2020-2025 là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KHCN, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Hướng đi này được hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương với mục tiêu cụ thể, lộ trình thực hiện, giải pháp đẩy mạnh hoạt động KHCN, như tháo gỡ những hạn chế về nguồn lực, cơ sở vật chất, vấn đề đầu tư tài chính, công tác quản lý…để đột phá phát triển lĩnh vực KHCN, góp phần thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Các nhiệm vụ cần thực hiện sẽ tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao phát triển công nghệ, thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung... hướng đến nền công nghệ cao, công nghiệp sạch, kinh tế tri thức. Tập trung hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KNĐMST, đầu tư, đào tạo phát triển nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao; ưu tiên hỗ trợ các dự án KHCN cho các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ thông tin - gắn với xây dựng đô thị thông minh, công nghệ công - nông - nghiệp, y dược có sản phẩm chủ lực và mang thương hiệu Huế...

Bài, ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top