ClockThứ Năm, 31/01/2019 05:45

Hướng đến xuất khẩu chuyên sâu

TTH - Tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, giảm dần xuất khẩu (XK) thô, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường là những giải pháp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của tỉnh trong thời kỳ hội nhập sâu, rộng.

Năm 2019, ngành nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu tối thiểu 43 tỷ USDXuất khẩu năm 2018 vượt xa chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao

DN XK dăm gỗ đầu tư máy móc, phương tiện và liên kết tiêu thụ để tăng kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Phát triển về chất và lượng

Ba năm gần đây, mức tăng trưởng KNXK hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm sau cao hơn năm trước (năm 2017 tăng 13,21%; năm 2018 tăng 6,2%). Tổng KNXK hàng hóa năm 2018 đạt 862,3 triệu USD; trong đó, khu vực DN 100% vốn trong nước đạt trên 390 triệu USD, tăng 12,84%; khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 472 triệu USD, tăng 1,35% so với năm 2017.

Năm 2018, nhóm hàng XK chủ lực của tỉnh là nhóm công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng 87,4%. Trong đó, sản phẩm may mặc chiếm 55,7%; xơ, sợi dệt chiếm 22,7%; gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 9%; nhóm mặt hàng nông, thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng 6,42%. Đột biến trong năm 2018, nhóm các hàng hóa như hương và bột hương, bia, rượu sa kê, hàng thủ công mỹ nghệ, bao bì xi măng... có KNXK tăng 91,1% so với năm 2017.

Những năm gần đây, cơ cấu hàng hoá XK chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, giảm dần XK hàng thô và gia công. Nhiều cơ sở dệt may XK đầu tư mới về cơ sở hạ tầng, dây chuyền, máy móc thiết bị để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh, tăng công suất, mở rộng thị trường XK. Trong đó, Công ty Scavi, Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam- chi nhánh Huế, Công ty CP Dệt May Huế, Công ty TNHH Hanex, một số đơn vị dệt may ở Phú Vang, Quảng Điền... đều có KNXK tăng khoảng 12% so với năm trước.

Một số DN XK mặt hàng nông, thủy sản như Công ty CP Phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế, Công ty CP Chăn nuôi CP- CN Đông lạnh Thừa Thiên Huế... luôn chú trọng đầu tư nâng chất lượng sản phẩm để vừa đáp ứng thị trường truyền thống và tạo uy tín cho nhiều đối tác nhằm mở rộng thị trường XK mới ở châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Liên tiếp các năm, giá trị KNXK của những đơn vị này tăng từ 15-20%/năm.

Với nguồn nguyên liệu rừng trồng ổn định và tăng về số lượng, chất lượng, các DN XK hàng gỗ, sản phẩm gỗ như Công ty CP Chế biến lâm sản XK Pisico, Shaiyo AA Việt Nam, Công ty TNHH Hào Hưng Huế... chủ động được nguồn hàng xuất đi các thị trường lớn.

Giám đốc Công ty CP Chế biến lâm sản XK Pisico - Huỳnh Thặng cho biết, để đa dạng hoá mặt hàng, tăng giá trị hàng hoá XK, đơn vị đã liên doanh, liên kết với một số DN XK trong lĩnh vực này đầu tư nhà máy sản xuất XK viên nén năng lượng tái tạo được làm từ bột dăm gỗ với công suất 48.000 sản phẩm/năm. Các mặt hàng mộc mỹ nghệ cao cấp; sản xuất nhang, bột nhang... cũng được các DN liên kết nhằm tăng về số lượng và mẫu mã hàng XK.

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH MSV. Ảnh: MINH NGUYÊN

Có mặt ở gần 60 quốc gia, vùng lãnh thổ

Các DN XK của tỉnh đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết để thâm nhập và mở rộng các thị trường XK mới. Bằng chứng là KNXK sang các thị trường lớn tiếp tục có mức tăng trưởng cao, như sang Nhật Bản tăng 16,89%; sang Hàn Quốc tăng 29,0%; sang Trung Quốc tăng 69,36%; sang Australia tăng 134,43%…

Ngoài có mặt ở gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, các DN đã tích cực chủ động tìm kiếm thị trường XK mới; kết quả đã phát triển thêm 10 thị trường XK mới.

Để duy trì và mở rộng các thị trường XK như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, trong năm 2019, Công ty TNHH cao su Huy Anh Phong Điền sẽ nâng công suất nhà máy từ 6.000 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm và chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa KNXK mặt hàng cao su tăng trưởng khả quan trong những năm tới, góp phần vào tăng trưởng XK của tỉnh.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang thực thi 11 FTA khu vực và song phương; ký và kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đàm phán 4 FTA khác với tổng cộng 58 nền kinh tế. Tận dụng điều kiện này, các DN của tỉnh đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, nâng cao giá trị XK các mặt hàng chủ lực để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành hàng thế mạnh.

Theo ông Nguyễn Thanh, Giám đốc Sở Công thương, trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2017- 2018 và định hướng đến năm 2020, tỉnh tập trung ưu tiên các dự án phát triển sản xuất, XK thuộc lĩnh vực tỉnh có ưu thế như dệt may, sản xuất dược liệu, thủy sản, chế biến gỗ; đồng thời tập trung đầu tư phát triển một số sản phẩm truyền thống, các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, chất xám cao, các sản phẩm thân thiện môi trường.

Tỉnh cũng đã ban hành 9 nội dung hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ như hỗ trợ thủ tục hành chính, tài chính tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ, nhân lực, mở rộng thị trường, thông tin tư vấn...

Kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 1,25 tỷ USD

Trong Kế hoạch phát triển XK hàng hoá của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, KNXK hàng hoá đạt 1,25 tỷ USD. Cơ cấu hàng hoá XK gồm nhóm hàng công nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng 73,2%; nhóm nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng 20%, nhóm các hàng hoá khác chiếm tỷ trọng 6,4%, nhóm khoáng sản chiếm 0,4%. Thị trường XK tiếp tục mở rộng ra các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Tây Á, Nam Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương...

HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh
Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023

Theo số liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 24/1, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2023, đạt mức cao kỷ lục, phản ánh các lô hàng xuất khẩu ô tô mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của đồng yen yếu.

Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023
Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

TIN MỚI

Return to top