ClockThứ Sáu, 17/02/2017 08:49

Hướng đi mới cho học sinh tốt nghiệp THCS

Ngày nay, với nhiều ngành nghề được đào tạo mở rộng tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề thì việc lựa chọn theo học một nghề yêu thích cho các em học sinh là điều khá dễ dàng.

Đối với rất nhiều học sinh tốt nghiệp THCS, thay vì bước vào kỳ thi tuyển vào lớp 10 đầy cam go, các em có thể lựa chọn học nghề để nhanh chóng mở rộng cơ hội việc làm và thăng tiến cho bản thân.

Ảnh minh họa

Rút ngắn thời gian

Học nghề đang là một hướng đi mới mang lại nhiều lợi ích thiết thực được nhiều bậc phụ huynh và học sinh quan tâm khi chuyển tiếp từ THCS lên trung cấp nghề bỏ qua bậc học THPT. Hướng đi này giúp các em có thể rút ngắn được thời gian học tập, tiết kiệm tiền bạc cho gia đình, xã hội. Thay vì học hết THPT, sau đó học tiếp trung cấp nghề, thì nay học hết lớp 9 chuyển qua học nghề. Học theo hình thức mới này, các em được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: Giảm 50% học phí, được vay vốn ngân hàng… Đặc biệt, chuyển tiếp từ THCS lên trung cấp nghề bỏ qua bậc học THPT còn là hướng đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ sức hội nhập quốc tế.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên CĐ, ĐH có lý thuyết nhưng thiếu kỹ năng, tay nghề và kinh nghiệm đang ở mức cao, rất nhiều trong số đó đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Trong khi đó các học sinh trung cấp nghề lại được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng vì lợi thế thành thạo công việc và doanh nghiệp không phải đào tạo lại. Điều này đã thu hút không ít các học sinh lớp 9 lựa chọn con đường học hết THCS, thẳng tiếp lên trung cấp nghề để đảm bảo việc làm cho tương lai.

Thống kê về kết quả tuyển sinh vài năm gần đây tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp (Bắc Giang) cũng chỉ ra, tỷ lệ học sinh học tốt nghiệp THCS đi học bậc trung cấp nghề đã chiếm đến hơn 30% học sinh của nhà trường. Đây được xem là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi nhận thức của toàn xã hội về những lợi ích của việc học nghề. Các bậc phụ huynh nhận ra, bằng cấp không đồng nghĩa với việc làm ổn định và học nghề được xem là một con đường khác hiệu quả hơn.

Phù hợp với năng lực lứa tuổi

Song song với đào tạo nghề, các trường cao đẳng nghề cũng rất chú trọng đến việc hoàn chỉnh giáo dục văn hóa THPT theo hướng giảm tải và tinh gọn Như vậy, sau quá trình học tập các em học sinh sẽ được nhận 2 văn bằng gồm: Văn bằng tốt nghiệp trung cấp nghề chính quy và bằng tốt nghiệp THPT. Với 2 văn bằng này, các em có thể lựa chọn việc làm ngay sau tốt nghiệp, tham gia học tiếp liên thông ngay tại bậc học cao hơn, hoặc tiếp tục đăng ký dự thi đại học chính quy theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Hội nhập quốc tế, nguồn lao động trẻ có kỹ năng tay nghề cao luôn được các quốc gia chú trọng phát triển và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Từ xu hướng này, các chuyên gia phân tích, học sinh học hết lớp 9 chuyển sang học nghề là hoàn toàn phù hợp với năng lực của lứa tuổi, nếu đợi hết THPT, tức là 18 tuổi mới bắt đầu nghĩ đến chuyện học nghề là quá trễ. Thay vì phải học THPT 3 năm cộng thêm 2 năm học trung cấp nghề, tổng cộng: Sau 5 năm mới lấy được bằng, thì học sinh mới tốt nghiệp THCS chỉ cần học từ 2 - 3 năm để hoàn tất chương trình trung cấp nghề.

Như vậy, sau 3 năm, cũng là 18 tuổi, các em vừa trang bị được kiến thức văn hóa vừa hình thành được tay nghề vững chắc, so với các em học sinh THPT thì lợi thế hơn nhiều. Chính vì vậy, nếu với những học sinh xác định được nghề nghiệp mình yêu thích và mong muốn rút ngắn thời gian học tập một cách hợp lý nhất thì nên chuyển hướng học nghề ngay từ khi mới tốt nghiệp THCS để giải quyết hiệu quả bài toán kinh tế và thời gian.

Sau khi tốt nghiệp bậc học cơ sở, học sinh có thể vào học hệ trung cấp trong các ngành Điện công nghiệp, Điện tử dân dụng, Công nghệ ô tô, Tin học ứng dụng, Hàn, Cắt gọi kim loại, Kế toán, Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch… Đây cũng là những nghề mà thị trường lao động luôn trong tình trạng thiếu nguồn “cung”.

 

Theo GD&TĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TP. Huế đào tạo nghề cho 210 lao động nông thôn

Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng cho người lao động năm 2024.

TP Huế đào tạo nghề cho 210 lao động nông thôn
Tăng cường phối hợp tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề

Chiều 3/3, Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức hội nghị về công tác tuyển sinh và định hướng phân luồng học sinh trung học cơ sở năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các sở ngành; lãnh đạo Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và ban giám hiệu của 23 trường trung học cơ sở từ nhiều địa phương.

Tăng cường phối hợp tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề
Tiếp tục tuyển sinh và đào tạo nghề ngắn hạn

Chiều 26/1, UBND TP. Huế tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá công tác đào tạo nghề năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia và nhu cầu xã hội năm 2024.

Tiếp tục tuyển sinh và đào tạo nghề ngắn hạn
Kết nối gần 20.000 việc làm trong, ngoài nước và 1.700 chỉ tiêu đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Ngày 26/1, tại hội trường Tiểu đoàn 1 - Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị kết nối việc làm, tư vấn nghề nghiệp và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Kết nối gần 20 000 việc làm trong, ngoài nước và 1 700 chỉ tiêu đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top