Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn
Hương Lâm giảm nghèo bền vững
TTH -
Xã Hương Lâm, huyện A Lưới là một xã nằm gần biên giới Việt – Lào, đặc biệt khó khăn. Xã có 420 hộ với gần 2.000 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ hộ nghèo luôn xấp xỉ 20%. Trước những khó khăn của địa phương, bằng nhiều cách làm, giải pháp của xã và huyện, xã Hương Lâm đang trên đường giảm nghèo một cách có hiệu quả và bền vững.
Nhiều năm về trước, người dân Hương Lâm sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy và trồng lúa, song thu nhập không ổn định do diện tích canh tác ít, phương thức trồng trọt lạc hậu nên năng suất lúa thấp, nương rẫy hoang hóa, bạc màu do vậy cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, chính quyền huyện, xã đã bàn nhiều giải pháp tháo gỡ, giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Một trong những biện pháp được xem khá tích cực, đó chính là việc chính quyền các cấp cử cán bộ khuyến nông, lâm, ngư đến các thôn, bản đẩy mạnh công tác vận động người dân thay đổi phương thức canh tác, trồng trọt theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật; áp dụng mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng, trồng rừng… Bên cạnh đó, chính quyền xã Hương Lâm tích cực huy động các nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo để giúp người dân vay mua sắm tư liệu sản xuất.
Ngoài ra, để giúp người dân vươn lên thoát nghèo nhờ cây kinh tế cao su, năm 2008, huyện A Lưới triển khai trồng mới 629ha cao su tại 6 địa phương, trong đó có xã Hương Lâm (dự kiến khoảng đến năm 2014 bắt đầu khai thác mủ, sẽ cho thu nhập ổn định)… Nhờ vậy, đến nay, diện mạo cuộc sống của người dân Hương Lâm bước đầu đổi thay; nhiều hộ gia đình đã thực sự vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Trong số đó phải kể đến gia đình chị Hồ Thị Thời với mô hình vườn – ao – chuồng - rừng; hộ gia đình chị Kăn Ly Thanh với mô hình nuôi heo và trâu bò, Kăn Sơn Ca ... Trò chuyện với chúng tôi, vợ chồng chị Kăn Ly Thanh cho biết: “Trước đây gia đình mình cũng như các hộ gia đình khác trong thôn A So 1 này chỉ biết làm nương làm rẫy thôi nên cuộc sống khó khăn lắm, nay nhờ cán bộ hướng dẫn nuôi lợn thịt, trâu bò và được Hội Liên hiệp phụ nữ xã cho vay vốn nên chúng tôi đã nuôi lợn và trâu bò, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, trong thôn A So 1 nhà nào cũng nuôi heo, nuôi cá và nuôi trâu bò, trung bình mỗi hộ gia đình có từ 2 đến 5 con trâu bò”.
Khi đánh giá về kết quả phát triển kinh tế của địa phương, anh Nguyễn Anh Nể - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Lâm cho biết: “Hương Lâm đang từng bước chuyển mình nhờ phát động đúng mô hình kinh tế của địa phương là trồng lúa nước, vườn – ao – chuồng – rừng. Tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian qua giảm mạnh, đến nay, ước còn khoảng 9%. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động đến tất cả người dân địa phương để mọi người dân hưởng ứng tốt mô hình phát triển kinh tế này. Mong muốn của chúng tôi là quyết tâm đưa Hương Lâm ngày càng giảm nghèo một cách bền vững”.
Chúng tôi được biết, đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 231/QĐ-TTg về phê duyệt danh sách 71 xã của 20 tỉnh hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II, trong số xã này, Thừa Thiên Huế có 3 xã hoàn thành mục tiêu, đó là: xã Hương Lâm (huyện A Lưới), xã Hương Hữu (huyện Nam Đông) và xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). Điều này đã cho thấy sự phấn đấu, nỗ lực rất lớn của chính quyền và người dân các địa phương trên, trong đó có xã Hương Lâm.
Với quyết tâm cao của huyện và xã trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, hy vọng trong thời gian không xa, Hương Lâm sẽ là điểm sáng trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện A Lưới.
Gia Hân
- Xác định thế mạnh, xây dựng huyện Phong Điền trở thành đô thị loại IV (26/05)
- Di dời cây xà cừ đến Công viên Phú Xuân 2 (26/05)
- Đầu tư homestay ở vùng ven biển, đầm phá (26/05)
- Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng (26/05)
- Đón mùa du lịch biển (26/05)
- Lồng ghép nguồn lực ứng phó thiên tai (26/05)
- Đề xuất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội (25/05)
- Điện lực tỉnh diễn tập xử lý sự cố do thiên tai (25/05)
-
Quản lý chợ bằng công nghệ số
- Để cấp nước an toàn
- Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu
- Xử phạt chủ lô hàng đồ chơi trẻ em nhập lậu
- Bảo vệ “di sản thiên nhiên”
- Gian khó vươn khơi
- Vietnam Airlines và tỉnh Đồng Tháp ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026
- Đồng Lâm hướng đến “sản xuất xanh”, bền vững
-
Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 2: Đất nền vẫn ở giá trị thực
- Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư
- Tìm giải pháp đưa khoa học vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Quản lý chợ bằng công nghệ số
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động
- Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước
- Sẵn sàng đón các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đến tìm hiểu, khảo sát, đầu tư
- Để cấp nước an toàn
- Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Xem tin mới nhất hôm nay