ClockThứ Hai, 10/09/2018 06:00

Hương Nguyên thiếu nhà công vụ cho giáo viên

TTH - Một ngày chạy xe chừng hơn 100km, nhiều giáo viên ở Trường tiểu học – trung học cơ sở (TH - THCS) Hương Nguyên (A Lưới) mong có nhà công vụ để nghỉ ngơi sau những giờ lên lớp. Mong ước ấy bao năm vẫn quá khó ở vùng cao.

Tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ, giảng viên khu vực miền Trung - Tây NguyênBộ GD & ĐT đưa ra yêu cầu mới về tinh giản biên chế giáo viênĐề xuất chế độ cho giáo viên dạy mầm non những năm 70

Chúng tôi đến Trường TH -THCS Hương Nguyên vào đúng giờ trưa. Các cô giáo xếp tạm bàn ghế ở một lớp học, bày cặp lồng cơm được đem theo từ sáng sớm để ăn cùng. Bữa cơm không có rau xanh, không có canh, toàn là thức ăn khô và dưới cái nắng ban trưa khiến nhiều người ái ngại. Mùa hè cơm và thức ăn nhanh thiu, mùa đông ăn đồ lạnh ngắt nên sau giờ lên lớp mọi người đều vội vàng ăn cho xong bữa.

Thầy Lê Văn Bôn ở nhờ nhà dân vì trường không có nhà công vụ

Không có quán xá ở khu vực gần trường; từ trường muốn lên thị trấn A Lưới, phải vượt qua 2 đèo Tà Lương và A Co cách hơn 30km, còn về Huế phải qua đèo Kim Quy cách gần 50km. Công đoàn trường đã đưa ra ý tưởng góp gạo nấu cơm tập thể. Nhiều lần bàn bạc thống nhất vẫn không thực hiện được vì thiếu chỗ nấu ăn. Vậy là,  mỗi giáo viên buổi sáng đi dạy phải mang cơm trưa đến lớp. Khó nhất là không có chỗ nghỉ trưa. Trường tận dụng phòng công đoàn ưu tiên cho giáo viên nữ, nhưng chỉ đáp ứng số lượng rất ít, còn lại thì tận dụng phòng hội đồng để mọi người nghỉ lại chỗ.

Từ 4 sáng, nhiều cô giáo đã dậy sớm lo bữa ăn cho chồng con, cho mình và bắt đầu lên trường khi bình minh vừa ló rạng. Cô giáo Lê Thị Thu Huế, giáo viên dạy lớp 4, có thâm niên 20 năm đứng lớp, trải lòng: “Nhà tôi ở Hương Sơ (TP. Huế), cách xã Hương Nguyên chừng 40km. Từ 5 giờ sáng, tôi bắt đầu đến lớp, trời nắng thì mất một tiếng, mùa mưa lên đến trường phải mất tiếng rưỡi. Còn buổi chiều 5 giờ tôi bắt đầu rời trường, về nhà cũng hơn 6 giờ tối. Chúng tôi mong muốn có nhà công vụ để được nghỉ ngơi vào ban trưa, nấu bữa cơm đủ chất hay có thể ở lại khi mùa mưa bão về”.

Trường TH –THCS Hương Nguyên có 29 cán bộ, giáo viên, nhưng chỉ có 5 người ở địa phương. Đa số đều ở các huyện xa, như Phú Lộc, Quảng Điền, TX. Hương Thủy và TP. Huế lên đây dạy học. Nhà trường linh hoạt bố trí giờ lên lớp 3 ngày liên tiếp trong tuần cho một số giáo viên, tuy nhiên, họ phải đến trường khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, vận động học sinh ra lớp khi các em nghỉ học… Thế nên, khoảng chừng 10 người có nhu cầu ở lại A Lưới dạy đến cuối tuần mới về, nhất là giáo viên tiểu học. Nhiều người dạy hai buổi/ngày, lại dạy liên tục từ thứ 2 đến thứ 6.

Gắn bó với trường học vùng cao gần 20 năm, cũng là chừng ấy thời gian thầy giáo Đào Duy Quảng bám bản, bám trường, bám lớp bằng cách ở trọ tại nhà dân trong bản. “Người dân cho mượn lại cái chái bếp không dùng đến để chúng tôi có chỗ ở đỡ vất vả. Bà con rất nhiệt tình, hỗ trợ chúng tôi nhiều thứ, tuy nhiên, tình trạng kéo dài cũng khá bất tiện khi người dân khó khăn, nơi ăn chốn ở vẫn còn nhếch nhác”. Thầy giáo Quảng cho hay.

Thực tế đã có nhà công vụ đặt tại xã Hồng Hạ dành cho giáo viên 2 địa bàn Hồng Hạ và Hương Nguyên. Tuy nhiên, vị trí của nhà công vụ  cách xa trung tâm xã, xa chợ và hàng quán phục vụ ăn uống nên không phát huy hiệu quả sử dụng. Từ Trường TH - THCS Hương Nguyên muốn lên Hồng Hạ, giáo viên phải vượt qua đèo Tà Lương rất cách trở nên nhiều người đành ở lại trường, mặc dù điều kiện sinh hoạt hết sức vất vả.

Khó khăn lớn nhất của ngành giáo dục và đào tạo huyện A Lưới là tình trạng thiếu nhà công vụ cho giáo viên. Trường học phân bố thành nhiều điểm trường, có nơi giáo viên phải đi từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Thế nên, nhiều giáo viên phải ở lại cuối tuần mới về để đảm bảo công tác giảng dạy. Không riêng xã Hương Nguyên, nhiều nhà công vụ cho giáo viên ở A Lưới  xuống cấp nhưng chưa có kinh phí sửa chữa, nâng cấp. “Điều mong muốn nhất là các cấp, các ngành cần quan tâm sớm giải quyết nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên, để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục địa phương”. Thầy giáo Trần Duy Nguyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới chia sẻ.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Return to top