ClockThứ Bảy, 03/05/2014 08:24

Hương Thọ chuyển mình

TTH - Sau gần 25 năm có tên trong địa giới hành chính thị xã, hương thọ đang ngày một phát triển khá toàn diện, trở thành điểm nhấn kinh tế phía tây đầy triển vọng của Hương Trà.

Diện mạo mới

Cầu Hữu Trạch đang được thi công

Trở lại Hương Thọ dọc theo chiều dài của xã và các con đường liên thôn, xóm, nhà cửa mọc lên san sát, xen giữa không gian xanh um của vườn đồi, rừng cây. Xe máy bon bon chạy trên các tuyến bê tông qua các xóm làng, ngắm nhìn những công trình trường học, bệnh viện khang trang, thật khó hình dung nơi đây từng một thời mang trong mình nhiều vết tích chiến tranh. Anh Mai Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ phấn khởi: “Bên cạnh cầu Hữu Trạch đang được gấp rút thi công, dự kiến hoàn thành cuối năm nay, đường cụm điểm di tích lăng Minh Mạng - Gia Long (chiều dài gần toàn tuyến gần 4km, với kinh phí trên 44 tỷ đồng, nối từ cầu Hữu Trạch đến đường vào lăng Gia Long) cũng đang chuẩn bị khởi công. Không lâu nữa, sau khi hoàn thành, sẽ tạo “lợi ích kép” trong việc phục vụ giao thông đi lại và phát triển du lịch; đồng thời, tạo bước tiến quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở xã nhà”.

Nhiều con đường dân sinh, đường du lịch quan trọng khác đã và đang dần hoàn thiện, như: đường Hải Cát (qua 2 thôn Hải Cát 1, 2) có chiều dài 3km; đường du lịch vào điện Hòn Chén đang thi công có chiều dài trên 1km; đường vào thôn Sơn Thọ... Trước đó, chiếc cầu phao mong ước của người dân thượng nguồn Tả Trạch đáp ứng mong mỏi gần 40 năm nay của người dân 5 thôn: Thạch Hàn, La Khê Trẹm, Kim Ngọc, Sơn Thọ và Đình Môn đã đưa vào sử dụng. Đặc biệt, thôn Sơn Thọ, nơi có trên 35 hộ dân sống cảnh không điện hơn 20 năm qua cũng đã có điện về. Bác Nguyễn Thanh Kiến, 68 tuổi, người thôn Sơn Thọ mừng rỡ: “Bây giờ, không chỉ việc sản xuất của người dân mà chuyện học hành của con em trong thôn cũng thuận lợi hơn nhiều”.
Vừa qua, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt xây dựng công trình hệ thống nối mạng cấp nước sạch xã Hương Thọ cho 5 thôn: Hải Cát 1, 2; La Khê Bãi, Liên Bằng và Hòa An với tổng mức đầu tư trên 9,5 tỷ đồng. Công trình dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2014-2016, khi đưa vào sử dụng sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 3.000 người dân nơi đây.    
Hướng mở tương lai
Chúng tôi cùng anh Võ Đại Triều, cán bộ văn phòng UBND xã Hương Thọ dạo một vòng quanh xã. Anh Triều cho hay: “Hương Thọ bây giờ toàn nhà xây, lát gạch hoa, lại có cả nhà lầu 2, 3 tầng. Ti vi, xe máy, không nhà nào thiếu”. Điển hình như nhà ông Nguyễn Thắng, ở thôn Liên Bằng, một người trồng rừng có tiếng của xã. Bắt tay vào trồng rừng từ năm 1988, với diện tích ban đầu chỉ 2 ha bạch đàn, sau khi thu hoạch, ông mạnh dạn chuyển sang trồng keo và nâng diện tích lên... 14ha. Cộng với 2 ha cao su “trồng cho biết” (nay đã chuyển giao cho con trai lớn), sau mấy vụ thu hoạch, ông cho xây dựng lại căn nhà mái bằng khang trang và đầu tư mua một chiếc xe tải lớn để phục vụ việc vận chuyển gỗ với số tiền hơn 400 triệu đồng. Ông Thắng khoe: “Để lấy ngắn nuôi dài, gia đình tui còn chăn nuôi lợn và đầu tư thêm máy xay xát lúa gạo để phục vụ bà con”.
Trước đây, cơ sở hạ tầng hạn chế; nay đường sá đã lưu thông, cộng với tư duy nhạy bén của người dân, nhiều gia đình tạo dựng mô hình làm ăn theo hướng vườn- rừng có hiệu quả. Điển hình là những hộ ông Lê Văn Hòa, Võ Đại Màng ở thôn La Khê Trẹm; ông Võ Văn Trịnh ở thôn La Khê Bãi; ông Nguyễn Văn Thức ở thôn Hải Cát 2... trong tay đều có 4-5 ha cao su, rừng trồng kinh tế trong thời kỳ thu hoạch.
Trước năm 2000, Hương Thọ có trên 40% hộ nghèo, nay chỉ còn 5,1%. Trong năm 2013, hạ tầng cơ sở vật chất ở địa phương được đẩy mạnh đầu tư xây dựng, bình quân trên 20 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người là 15-20 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4-5%...
Những năm qua, ngoài phát triển các dịch vụ du lịch, nhân dân địa phương còn tích cực mở mang kinh tế vườn rừng bên cạnh trồng lúa và rau màu. Đến nay, nghề trồng rừng và cao su trở thành hướng phát triển chủ lực của bà con. Từ cái lợi mà rừng mang lại, cộng với sự hỗ trợ về kiến thức và biết đầu tư chăm sóc nên đến nay, đã có nhiều gia đình chạm đến đích giàu có. Ngoài ra, một số hộ đi làm thuê chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển cây rừng cũng mang nguồn thu ổn định. 
Đến nay có 98% trong tổng số 1.148 hộ/5.234 khẩu ở Hương Thọ đã có rừng trồng. Hộ nhiều nhất hơn 15 ha, ít nhất khoảng 0,5 ha. Trong đó, tổng diện tích cao su trên 570ha, đưa vào khai thác 460ha, sản lượng mủ tươi ước đạt khoảng 2.000 tấn. Trên 1.100ha rừng kinh tế cho thu hoạch đem lại nguồn thu đáng kể cho bà con. Hương Thọ còn nổi tiếng với 6 mỏ khai thác đá, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các địa phương lận cận nhiều chủng loại đá xây dựng chất lượng cao.

Mong rng, nhng thay đi mnh m trong cách nghĩ, cách làm hôm nay chính là nn tng đưa Hương Th ngày mt đi lên, phát trin kinh tế bn vng.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Return to top