ClockThứ Tư, 04/01/2017 14:01

Hương Thủy xây dựng giải pháp phát triển bền vững

TTH - Thị xã Hương Thủy phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%; cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị có trình độ đại học từ 85-90% và 10% có trình độ trên đại học.

Dạy nghề cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục Dạy nghề-Giáo dục thường xuyên thị xã Hương Thủy 

Tại thời điểm này, tỷ lệ lao động qua đào tạo của thị xã Hương Thủy đạt 64,03% (32.649 lao động), tăng 18,03% so với năm 2011. Lao động có trình độ trung cấp chiếm 8,86%, trình độ cao đẳng chiếm 4,05% và 10,16% là lao động có trình độ đại học và trên đại học. Căn cứ theo sự phân bổ lao động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ lệ lao động cao nhất: 37,53%; tiếp đến là các ngành thương mại, dịch vụ: 35,73% và hơn 25% hoạt động trong ngành nông nghiệp. Sự phân bổ này cũng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy những năm gần đây, khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Thực tế cho thấy, giữa nhu cầu của các ngành nghề và khả năng cung ứng lao động trên địa bàn của thị xã Hương Thủy còn mất cân đối. Quy mô của khu công nghiệp Phú Bài và cụm tiểu thủ công nghiệp – làng nghề ngày càng được đầu tư mở rộng, nhưng chất lượng lao động vẫn chưa đồng đều. Đội ngũ lao động làm việc tại các doanh nghiệp chưa theo kịp nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng và đòi hỏi cao về chất lượng, thị xã Hương Thủy xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực thị xã giai đoạn 2016-2020, tập trung thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực theo hai hướng chính là theo bậc đào tạo và theo ngành chủ yếu. Các ngành chủ yếu được xác định là công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp.

Từ nay đến năm 2020, khu công nghiệp Phú Bài tiếp tục mở rộng giai đoạn 4, thu hút số lượng lớn lao động vào làm việc. Thị xã Hương Thủy định hướng đào tạo mới khoảng 4 ngàn lao động cung ứng cho lĩnh vực này, chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, cơ khí và xây dựng. Đối với ngành thương mại - dịch vụ, định hướng trở thành ngành kinh tế chủ đạo của địa phương, Hương Thủy dự kiến cần hơn 20,8 ngàn lao động (chiếm 38% lao động xã hội) nên phải đào tạo mới khoảng 2 ngàn người. Những ngành chiếm tỷ trọng lớn là thương mại, khách sạn, nhà hàng, tài chính tín dụng, giáo dục, y tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, do lực lượng lao động đang có sự chuyển dịch rõ rệt sang các ngành công nghiệp - xây dựng và các hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch, nên nhu cầu đào tạo mới chỉ khoảng 800 người, chủ yếu bậc sơ - trung cấp và bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao công nghệ khoa học về nông nghiệp…

Để thực hiện thành công những chỉ tiêu trên, Hương Thủy cần hơn 40 tỷ đồng, từ nay đến năm 2020. Trong khi đó, ngân sách của thị xã chỉ có khoảng 1 tỷ đồng/năm và các nguồn vốn khuyến công và đào tạo nghề các cấp. Hương Thủy xác định giải pháp quan trọng là huy động các nguồn lực theo hướng tập trung đầu tư có trọng tâm, có trọng điểm về trang thiết bị dạy nghề cho các trường, các trung tâm dạy nghề; đồng thời, huy động các doanh nghiệp thành lập các cơ sở dạy nghề để đào tạo lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu việc làm…

Ông Nguyễn Thanh Minh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy cho biết: Mục tiêu của thị xã là đào tạo nguồn lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của xã hội và trực tiếp tạo ra được sản phẩm cho xã hội. Cùng với việc phân kỳ thực hiện nhiệm vụ, Hương Thủy sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp Nhân dân hiểu rõ mục tiêu và các chính sách, cơ chế phát triển nhân lực. Hương Thủy có lợi thế khi có nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo và nhiều công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở đào tạo và những doanh nghiệp đó để trực tiếp đào tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của xã hội.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top