ClockThứ Ba, 07/03/2017 05:46

Hương Toàn: Cá trắm khó tiêu thụ

TTH - Đầu tư nuôi ồ ạt khiến hàng trăm bè cá trắm nuôi lồng ở xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà) khó tiêu thụ.

Cá lồng được thả nuôi ồ ạt trên sông Bồ

Chăn nuôi lợn gặp khó khăn, giá cả xuống thấp nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Hương Toàn chuyển sang nuôi cá lồng trên sông Bồ. Hiện đã có trên 700 lồng được bà con thả nuôi cá trắm nước ngọt trên khu vực sông chảy qua địa bàn xã.

Riêng ở thôn Cổ Lão, có gần 90% hộ dân ở đây đều có lồng nuôi cá. Nhiều hộ nuôi cho biết, ở những vụ nuôi đầu tiên, nhận thấy cá trắm có đặc tính ăn tạp, dễ nuôi, chi phí đầu tư không nhiều, cho thu nhập cao nên chỉ sau một thời gian ngắn thí điểm, hiện nghề nuôi cá lồng ở Hương Toàn phát triển rất mạnh, lên hàng trăm hộ dân tham gia.

Ông Hoàng Tăng Mẫn (thôn Cổ Lão, xã Hương Toàn) cho biết: “Bình quân mỗi hộ thả nuôi với quy mô từ 1 đến 3 lồng cá, bao gồm cá giống và cá thương phẩm; chi phí đầu tư cho một lồng nuôi là 7 triệu đồng cho lồng sắt và 30 triệu đồng cho lồng nhôm; một lồng thả nuôi khoảng 8 đến 9 tạ cá giống cỡ lớn, sau thời gian một năm sẽ xuất bán. Cá giống nhỏ thì thả khoảng 30-40kg/lồng, sau 2 năm mới xuất bán; bình quân mỗi lồng khi thu hoạch cho trên dưới 1 tấn cá, trị giá từ 40 đến 50 triệu đồng”. Hộ ông Mẫn những năm trước đưa vào nuôi 3 lồng cá trắm, bình quân mỗi vụ kiếm được vài chục triệu đồng. “Bây giờ cá đã đạt kích thước bán, bà con ồ ạt nuôi nhiều nhưng thương lái  mua nhỏ giọt, gia đình tui tốn chi phí thức ăn, chăm sóc, trong khi nếu thu hoạch thì không biết bán cho ai”, ông Mẫn lo lắng.

Ông Nguyễn Văn Lai, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Toàn trăn trở: Tình trạng thả nuôi cá ồ ạt khiến đầu ra khó khăn. Nhiều lồng nuôi đã đến thời điểm xuất bán nhưng vẫn không có thương lái đến thu mua. Cá bán xong nhưng phải sau 30 ngày, thậm chí 60 ngày mới nhận được tiền, chưa kể giá bị ép xuống thấp. Nguyên do hiện ở Hương Toàn mới chỉ có một thương lái chuyên đứng ra thu mua cá cho bà con. Cùng với nghề nuôi heo, người nuôi cá ở thôn Cổ Lão vẫn đang cầm lồng, chưa dám bán.

Nhiều hộ dân cho biết, đã có rất nhiều thương lái khác đến thu mua cá, nhưng rồi sau đó lại bỏ đi không lý do. Trao đổi với chúng tôi về việc có hay không tình trạng gây gổ, tranh giành để độc quyền thu mua cá ở Hương Toàn, ông Nguyễn Văn Lai cho biết, đã có buổi trao đổi với Đảng ủy, UBND xã Hương Toàn về vấn đề này. “Phía chính quyền địa phương cho biết, thời gian qua đã nghe người dân phản ánh và hiện đang cử lực lượng công an xã điều tra, nắm bắt tình hình. Nếu thực sự xảy ra tình trạng độc quyền, chèn ép giá thì chính quyền địa phương sẽ trực tiếp can thiệp, xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Lai cho biết thêm.

“Trước mắt, rất mong các ban ngành liên quan vào cuộc, xúc tiến, giới thiệu để bà con bán được cá, với mức giá hợp lý. Và xa hơn nữa, nên có định hướng, có quy hoạch rõ ràng hơn trong vấn đề phát triển cá lồng tại địa phương”, ông Nguyễn Văn Lai kiến nghị.

Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đội mưa chăm cá lồng ngày lũ

Mưa lớn kéo dài, các vùng thấp trũng vẫn còn ngập, nước thượng nguồn đổ về khiến sông Hương sông Bồ chuyển màu. Ngày 15/10, hàng ngàn hộ dân vẫn tất bật giằng néo, chăm cá lồng dưới làn mưa lạnh nhằm bảo vệ thành quả lao động và công sức đầu tư.

Đội mưa chăm cá lồng ngày lũ
Anh trưởng thôn mê nuôi cá

Tự học hỏi, tìm tòi nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện A Sáp, đến nay anh Hồ Văn Phúc (Hồng Thái, A Lưới) đang sở hữu 12 lồng cá. Bình quân mỗi năm, nghề này mang lại lợi nhuận cho anh khoảng 150-200 triệu đồng.

Anh trưởng thôn mê nuôi cá
Nuôi cá leo an toàn trên hồ chứa

Nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa không còn là chuyện lạ, nhưng nuôi cá leo an toàn trên hồ chứa mang lại hiệu quả là chuyện mới đối với người dân.

Nuôi cá leo an toàn trên hồ chứa
Chăm cá lồng mùa đông

Toàn tỉnh hiện còn gần 3.000 cá lồng chưa đến kỳ thu hoạch ở Quảng Điền, Phú Lộc và TX Hương Trà. Nuôi cá lồng vào mùa đông đồng nghĩa với đối mặt thời tiết mưa lũ.

Chăm cá lồng mùa đông
Return to top