Thế giới

Hướng tới APEC 2022 với sự dẫn dắt của chủ tịch Thái Lan

ClockChủ Nhật, 23/01/2022 21:09

Thái Lan sẵn sàng đảm nhận vai trò chủ nhà APEC 2022

Nhìn lại thành quả cũ, hướng đến nỗ lực trong tương lai

Khi năm mới chỉ vừa mới bắt đầu, đây chính là thời điểm thích hợp để nhìn lại và đánh giá những thành tựu của năm cũ vừa qua, đồng thời cũng nhìn về phía trước để hướng tới tương lai.

Thái Lan và những nhiệm vụ, nỗ lực khi đảm nhận chức Chủ tịch APEC 2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Nếu đại dịch COVID-19, khủng hoảng y tế xuất hiện vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 khiến thế giới bất ngờ, hoang mang và năm 2021 vẫn là một năm đầy khó khăn, năm 2022 sẽ nhìn thấy các quốc gia trên toàn thế giới tiếp tục đấu tranh, cố gắng để mở cửa trở lại nền kinh tế bất chấp sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, đơn cử như biến thể Omicron - loại biến thể đang mang lại cho toàn cầu nhiều lo ngại.

Sự khác biệt là vào năm 2022, thế giới đã dần quen với sự có mặt của COVID-19. Tại Thái Lan, đối phó với đợt dịch thứ 5 trong tháng này, quốc gia đang nỗ lực tận dụng những kinh nghiệm đã học được trong 2 năm qua để triển khai những phản ứng thiết thực và có hiệu quả, ý nghĩa.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) có thể được xem là diễn đàn phù hợp để nhân rộng các phản ứng hiệu quả như vậy. Xét cho cùng, các thành viên APEC đã chiếm 38% tổng dân số toàn cầu, cũng như khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giới.

Vậy khi Thái Lan nhận chức vụ Chủ tịch APEC 2022 từ người tiền nhiệm New Zealand, Chủ tịch APEC 2021 vào tháng 11/2021, điều gì sẽ xảy ra trong nhiệm kỳ mới của người đứng đầu là Thái Lan?

Nhiệm kỳ lãnh đạo của người dẫn đầu

Cụ thể, vào tháng 12 năm ngoái, nhiệm vụ của Thái Lan bắt đầu bằng việc tổ chức Hội nghị không chính thức các quan chức cấp cao APEC (ISOM) tại Phuket, trong đó các ưu tiên của nước chủ nhà được nêu ra trong một cuộc họp ngắn với chủ đề “Ứng phó với khủng hoảng và Đưa khu vực APEC phát triển trở lại”.

Tại cuộc họp, với sự tham gia của các nhà ngoại giao, quan chức thương mại và đại diện truyền thông có trụ sở tại Singapore, Wellington và Bangkok, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cấp cao APEC (SOM) khi đó là Vangelis Vitalis đã nêu rõ mục tiêu của nhóm là ứng phó với hành động thiết thực, “ứng phó, không phải nói suông” và xác định vị trí của khu vực để phục hồi.

Một hành động thiết thực là giảm thuế đối với nhu yếu phẩm liên quan đến đại dịch và/hoặc các sản phẩm, mặt hàng được sử dụng hằng ngày. Trong đó, New Zealand đã dẫn đầu với việc loại bỏ thuế quan đối với xà phòng (5%), đối với vaccine (6%) và ống tiêm (21%), đồng thời khuyến khích cộng đồng toàn cầu triển khai các ưu đãi tương tự.

Trong khuôn khổ Hội nghị ISOM vừa nêu, Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi, Chủ tịch APEC SOM 2022 đã giới thiệu các ưu tiên và nhiệm vụ chính để tạo nền tảng cho APEC trong suốt năm 2022, thông qua chủ đề “Rộng mở - Kết nối – Cân bằng” – lấy mô hình kinh tế xanh – tuần hoàn – sinh học (BCG) làm tư duy bao trùm.

Trong một ý kiến có liên quan, khái niệm cốt lõi là thúc đẩy tăng trưởng cân bằng và bền vững, chuyển từ tối đa hóa lợi nhuận sang các mô hình kinh doanh bền vững. Thái Lan nhận thấy sự cần thiết phải áp dụng một mô hình tăng trưởng trong tương lai, nhằm tạo ra sự thay đổi và giải quyết những bất bình đẳng cố hữu khiến các nền kinh tế toàn cầu dễ bị tổn thương.

Thái Lan đề xuất bắt đầu một cuộc đối thoại mới về Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) hậu đại dịch COVID-19, phù hợp với sự kiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa chính thức có hiệu lực gần đây, cũng như tập trung vào chuỗi cung ứng, vốn cần phải phát triển linh hoạt và toàn diện, cũng như bền vững hơn.

Bởi sự gián đoạn kết nối vẫn là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đã đến lúc phải hành động để đảm bảo đi lại an toàn và đầu tư vào an ninh y tế. Du khách sẽ được hưởng lợi từ những cuộc thảo luận đã lên kế hoạch nhằm mở rộng chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (APEC Business Travel Card – ABTC), cùng với các chương trình sáng tạo khác để tạo thuận lợi cho việc di chuyển.

Bên cạnh những nỗ lực khác, nhìn chung, Chủ tịch APEC 2022 có cơ hội để triển khai các phản ứng thiết thực, có ý nghĩa để giải quyết các thách thức toàn cầu. Để Thái Lan hoàn thành mục tiêu đối ngoại của mình, đất nước cần sự hỗ trợ của tất cả các quốc gia thành viên APEC, khu vực kinh doanh và cả người dân.

Câu nói của người Thái, rằng “xuyên đại dương, đoàn kết như một” gói gọn cam kết chung xuyên suốt năm đăng cai này. Tiếng nói của APEC sẽ được lắng nghe và truyền khát vọng về một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, bền vững hơn đang chờ đợi ở phía trước.

Chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới 2022 bằng cách hướng tới APEC 2022, hướng tới tăng trưởng lâu dài, bền vững và toàn diện.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hướng tới bỏ phiếu yêu cầu quyền tiếp cận viện trợ vào Gaza

Sớm nhất là vào ngày 18/12, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có thể tiến hành bỏ phiếu về đề xuất yêu cầu Israel và Hamas cho phép viện trợ tiếp cận tới Dải Gaza thông qua các tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không, cùng lúc thiết lập cơ chế giám sát về tiến trình thực hiện hỗ trợ nhân đạo.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hướng tới bỏ phiếu yêu cầu quyền tiếp cận viện trợ vào Gaza
Để Futsal hướng tới chuyên nghiệp

Futsal (bóng đá trong nhà), cách phù hợp để người Huế giải quyết “cơn thèm” bóng đá trong điều kiện mùa đông, mưa lạnh kéo dài, đang cần có sự đầu tư để hướng tới chuyên nghiệp và sự phát triển đột phá.

Để Futsal hướng tới chuyên nghiệp
Hướng tới thực hiện quy hoạch hiệu quả

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có một bước tiến quan trọng khi HĐND tỉnh vừa thông qua đề án này tại kỳ họp mới đây.

Hướng tới thực hiện quy hoạch hiệu quả
Hướng tới nền kinh tế số

Doanh nghiệp (DN) chủ động, chính quyền đồng hành hỗ trợ, mục tiêu hướng tới nền kinh tế số đang ngày càng hiện hữu.

Hướng tới nền kinh tế số
Return to top