ClockThứ Hai, 18/01/2021 14:16

Hướng về cơ sở

TTH - Bám sát cơ sở, phát huy vai trò, nhiệm vụ của Hội trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ… là cách làm của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh để xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Nỗ lực giảm bớt “độ chênh”Mạnh từ cơ sởGiám sát tốt, nâng vị thế

Hội LHPN tỉnh trao gà giống cho hội viên phát triển kinh tế

Những cách làm

Trước đây, phong trào phụ nữ ở thôn Chiết Bi, xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy mờ nhạt. Mỗi lần hội họp, cán bộ hội phải đi vận động từng người. Hiện nay, Chi hội Phụ nữ thôn Chiết Bi đã hoạt động nề nếp, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động hội ngày càng tăng, trở thành một trong những chi hội dẫn đầu về phong trào phụ nữ ở xã Thủy Tân.

Kết quả này có được là nhờ sự kiên trì bám cơ sở, đỡ đầu những chi hội yếu của Hội LHPN thị xã Hương Thủy. Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Thủy Tân, từ khi được Thị hội phân công cán bộ phụ trách trực tiếp tham gia các buổi sinh hoạt của chi hội, hướng dẫn các chi hội trưởng, chi hội phó kỹ năng điều hành sinh hoạt; đồng thời, cung cấp kiến thức cho chị em về cách dạy con cái, tạo vốn vay, sinh kế phát triển kinh tế…, số phụ nữ tham gia sinh hoạt ngày càng đông. Chị Nguyễn Thị Bảy, hội viên phụ nữ thôn Chiết Bi bày tỏ: “Vào hội không chỉ được vay vốn phát triển kinh tế, tôi còn được chia sẻ kiến thức về đời sống và pháp luật, kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, gắn bó, giúp đỡ nhau khi ốm đau, hoạn nạn nên cuộc sống ý nghĩa hơn”.

Theo chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Thủy, từ đầu nhiệm kỳ, Thị hội đã rà soát những chi hội yếu để tập trung giúp đỡ. Đến nay, Thị hội đã xóa được các chi hội yếu, trung bình, tỷ lệ chi hội vững mạnh xuất sắc ngày càng tăng.

Nguyên nhân khiến phụ nữ ít tham gia sinh hoạt hội ngoài yếu tố thời gian còn do các buổi sinh hoạt mờ nhạt; đội ngũ cán bộ hội, nhất là cán bộ chi, tổ hội thiếu tự tin, mạnh dạn, chưa có kinh nghiệm nên chưa làm tốt vai trò người chủ trì. Để khắc phục tình trạng này, tại Phú Vang, Hội LHPN huyện đã giới thiệu hàng chục cán bộ hội cơ sở tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ. Phương pháp tập huấn được đổi mới theo hình thức thực hành là chính. Huyện hội còn tổ chức nhiều hội thi như “Chi hội trưởng giỏi”, “Cán bộ hội năng động”… để các chị có cơ hội cọ xát thực tế, tự tin trước đám đông. Qua đó, giúp cán bộ hội cơ sở rèn luyện khả năng điều hành sinh hoạt hội, tăng kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hòa giải cơ sở, quản lý quỹ, vốn vay…

Trang bị kỹ năng

Theo chị Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, muốn xây dựng tổ chức hội vững mạnh thì đội ngũ cán bộ hội cơ sở phải mạnh, phải có năng lực thực sự. Chỉ như thế chị em mới có thể tổ chức được các chương trình, hoạt động hấp dẫn, thu hút hội viên, phụ nữ đến với hội. Cán bộ hội cơ sở cần phải phát huy chức năng, vai trò, nhiệm vụ, sứ mệnh của hội trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ. Để làm được điều này, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh và chỉ đạo cho các đơn vị hội cấp huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hội các cấp. Đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh của hội thường xuyên về các chi, tổ hội để trực tiếp hướng dẫn điều hành các đợt sinh hoạt. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ hội đã có sự trưởng thành về nhiều mặt, có trình độ, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác phụ nữ; biết phát hiện vấn đề; có năng lực triển khai nhiệm vụ...

Tỉnh hội tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt hội cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng từng nhóm đối tượng phụ nữ. Việc xây dựng “Mái ấm tình thương”, hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh… cho hội viên luôn được các cấp hội quan tâm. Đến nay, 100% thôn, tổ trên địa bàn tỉnh có tổ chức hội; đơn vị vững mạnh, khá chiếm trên 90%, không có đơn vị yếu kém.

“Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục hướng các hoạt động về cơ sở; tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội đảm bảo phẩm chất, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới...”, chị Trần Thị Kim Loan khẳng định.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Return to top