ClockThứ Sáu, 09/12/2016 13:25

Huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển Khoa học và Công nghệ

TTH.VN - Sáng 9/12, HĐND tỉnh bước vào ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII dưới sự chủ trì của Thường trực HĐND tỉnh. Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021Đổi mới chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển

Thường trực HĐND tỉnh điều hành tại kỳ họp

Theo Tờ trình đề nghị thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2017, UBND tỉnh thông qua danh mục 199 công trình, dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích 790,57 ha. Cho phép tiếp tục thực hiện 294 công trình, dự án án cần thu hồi đất với tổng diện tích 1.871,77 ha; trong đó, 93 công trình, dự án với diện tích 727,45 ha chuyển tiếp từ năm 2015 sang thực hiện năm 2017 và 201 công trình, dự án với diện tích 1.144,32 ha chuyển tiếp từ năm 2016 sang thực hiện năm 2017.

Danh mục các công trình dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền thông qua của HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng 158,4 ha đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác để thực hiện 142 công trình, dự án; cụ thể, diện tích đất lúa 128,86 ha, diện tích đất rừng phòng hộ 13,1 ha, diện tích đất rừng đặc dụng 16,47 ha. 

Cho phép tiếp tục thực hiện 234 công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác với tổng diện tích xin chuyển mục đích là 362,5 ha; trong đó, 72 công trình, dự án với diện tích xin chuyển mục đích 139,5 ha chuyển tiếp từ năm 2015 sang thực hiện năm 2017 và 162 công trình, dự án với diện tích xin chuyển mục đích  223 ha chuyển tiếp từ năm 2016 sang thực hiện năm 2017. Cụ thể, diện tích đất lúa 299 ha, diện tích đất rừng phòng hộ 53 ha, diện tích đất rừng đặc dụng: 10 ha.

Như vậy, Năm 2017, UBND tỉnh thông qua danh mục 199 công trình, dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích 790,57 ha. Cho phép tiếp tục thực hiện 294 công trình, dự án án cần thu hồi đất với tổng diện tích 1.871,77 ha; trong đó, 93 công trình, dự án với diện tích 727,45 ha chuyển tiếp từ năm 2015 sang thực hiện năm 2017 và 201 công trình, dự án với diện tích 1.144,32 ha chuyển tiếp từ năm 2016 sang thực hiện năm 2017.

Việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2017 là rất cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của Ban Tài Chính- Ngân sách HĐND tỉnh, đối với các dự án chuyển tiếp từ năm 2015, năm 2016 chuyển sang năm 2017 đến nay vẫn có rất nhiều dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư. Theo quy định của Luật đất đai, sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải điều chỉnh, hủy bỏ đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN&MT cần lưu ý nội dung này để rà soát, loại bỏ những dự án đã được HĐND tỉnh thông qua nhưng không thực hiện nhằm tăng tỷ lệ dự án được thực hiện trong năm.

Dự thảo nghị quyết này đã được HĐND tỉnh thông qua. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo triển khai xây dựng và thực hiện phương án trồng rừng thay thế, cải tạo đất trồng lúa trước khi thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định.

17.810 tỉ đồng phát triển khoa học và công nghệ đến 2030

Về quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH&CN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ KH&CN đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực KH&CN; đưa khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đến năm 2025 có một số lĩnh vực KH&CN đạt trình độ tiên tiến của cả nước và đến năm 2030 các lĩnh vực KH&CN này đạt trình độ hiện đại trong khu vực.

Đại biểu Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phát biểu về quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh đến năm 2030

Theo đó, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu các vấn đề quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội đặc thù của tỉnh, nhằm bảo tồn di sản và phát huy văn hóa Huế giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; đẩy mạnh nghiên cứu các cơ chế chính sách, cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng các mô hình, phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đề xuất các giải pháp phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

Bảo tồn, phát triển công nghệ mang thương hiệu Huế về bảo tồn, trùng tu di tích;- nghiên cứu về lịch sử và văn hóa cung đình, văn hóa dân gian; sự giao thoa, hội nhập và phát triển kinh tế, văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Thừa Thiên Huế - Phú Xuân – Huế; nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng …

Nghiên cứu phát triển dịch vụ giáo dục, y tế chuyên sâu, tài chính ngân hàng; phát triển dịch vụ du lịch khám bệnh, dịch vụ logistics và các dịch vụ giá trị gia tăng khác; đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu Hán Nôm; nghiên cứu về văn bản học, bảo tồn, bảo tàng, phong thủy, kiến trúc cung đình, lăng tẩm, nhà vườn; nghiên cứu, hỗ trợ phát triển và trao truyền các ngành nghề và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp; đặc sản Huế, sản phẩm truyền thống, làng nghề thủ công mỹ nghệ, phục hồi Thái Y viện.

Nghiên cứu văn hóa ẩm thực cung đình và dân gian phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế; nghiên cứu nghệ thuật truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế và nghệ thuật dân tộc của Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á; nghiên cứu và phát triển việc chuyển giao công nghệ festival với tính chuyên nghiệp cao; nghiên cứu và xây dựng hệ thống phim trường, cung cấp market, phục trang, đạo cụ cho thể loại sân khấu và điện ảnh chủ đề lịch sử...

Lĩnh vực khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu cơ bản, kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về điều kiện tự nhiên, tác động môi trường, biến đổi khí hậu, giám sát tài nguyên, môi trường biển, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; quản lý khai thác hợp lý có hiệu quả các tài nguyên (hải sản, khoáng sản), đầm phá, cảnh quan du lịch,... của tỉnh; phát triển một số lĩnh vực liên ngành khoa học tự nhiên với khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ và kỹ thuật cao như: viễn thám, GIS… để nghiên cứu, đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên, quan trắc và dự báo tai biến, sự cố môi trường biến đổi khí hậu, hiện tượng biển dâng,…đặc biệt quan tâm đến vùng đầm phá, ven biển.

Để thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển KH&CN tỉnh đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư cần khoảng 17.810 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 11.239,53 tỷ đồng, được phân khai giai đoạn 2016-2025 là 3.026,91 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước là 2.155,02 tỷ đồng; giai đoạn 2025-2030 và sau năm 2030 là 14.783,09 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 8.952,56 tỷ đồng.

Phấn đấu tăng tổng mức đầu tư cho hoạt động KH&CN đạt 1,5 - 2% GRDP vào năm 2025 và đạt từ 2% GRDP trở lên vào năm 2030. Bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho KH&CN không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh.

Theo đánh giá, đề án đã được nghiên cứu công phu, bài bản; xuất phát từ cách nhìn tổng quan về vai trò, vị trí của ngành KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đã cập nhật, phân tích, đánh giá đầy đủ và đúng thực trạng ngành KH&CN của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, đề án quy hoạch cũng đã phân tích, dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến KH&CN, trên cơ sở đó, đề xuất được quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, quy hoạch phát triển các lĩnh vực và 09 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch có tính khả thi cao.

Đặt tên đường Điềm Phùng Thị tại phường Vĩ Dạ

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP. Huế, đề án đặt tên đường phố đợt này được tính toán hợp lý

Theo đề án đặt tên đường tại các phường TP. Huế đợt VIII vừa được thông qua, HDND tỉnh thống nhất điều chỉnh đặt tên nối dài 2 tuyến đường Trương Gia Mô và Phan Anh. Các tuyến đường này mới được đầu tư mở rộng và nối dài; quy mô, độ dài các tuyến đường điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, chọn 21 tuyến đặt tên đường, đáp ứng các tiêu chí về kết cấu mặt đường, nền đường, chiều dài, chiều rộng.

Các tên được lựa chọn để đặt cho các tuyến đường cơ bản phù hợp với các nguyên tắc đã được thống nhất trong quá trình đặt tên đường trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý ở đợt này có tên đường Điềm Phùng Thị được chọn đặt cho một con đường ở phường Vĩ Dạ; đường Văn Tiến Dũng được đặt ở khu An Cựu City...

Chiều nay (9/12), HĐND tỉnh tiếp tục phiên làm việc với thảo luận tại hội trường về tình hình KT-XH năm 2017; chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, thay mặt UBND tỉnh phát biểu tiếp thu ý kiến và giải trình các nội dung HĐND tỉnh thảo luận; HĐND tỉnh diễn ra phiên bế mạc.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thống nhất chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 14/3, HĐND TP. Huế, huyện Phú Lộc, Quảng Điền và TX.Hương Trà tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 12, nhiệm kỳ 2021-2026 để thảo luận, thông qua Nghị quyết (NQ) về chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương và quyết định một số vấn đề liên quan đến công tác đầu tư công trên địa bàn.

Thống nhất chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương
Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn

Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn
Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài

Sáng 7/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài

TIN MỚI

Return to top