ClockThứ Năm, 27/10/2016 14:26

Huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

TTH - Chương trình giảm nghèo bền vững không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh, mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, hình thành các mô hình giảm nghèo phù hợp và hiệu quả. Sau 5 năm thực hiện chương trình, có hơn 16.500 hộ đã thoát nghèo.

Người nghèo được tiếp cận các dịch vụ cơ bản

Chương trình giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội đã triển khai có hiệu quả ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Người nghèo được hỗ trợ vốn, đất sản xuất, kỹ thuật và xây dựng trên 110 mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản… phù hợp với thực tế địa phương. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm luôn sát cánh cùng bà con dân bản để hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, tăng vụ, phát triển kinh tế; chuyển giao các loại giống lúa mới cho năng suất cao, giống ngô cho nhiều hạt đến từng hộ gia đình. Nhà nước cũng hỗ trợ 50% con giống và 100% phân bón, số còn lại vận động người dân góp công, góp của để cùng giảm nghèo.

Thanh niên thị xã Hương Thủy có việc làm từ chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo

Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất đối với hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, như nhà ở, đất ở, y tế, giáo dục... được quan tâm giải quyết, đáp ứng được yêu cầu của Nhân dân. Phương thức xoá đói giảm nghèo được đổi mới phù hợp với chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Người nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; tăng việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và phụ nữ.

Công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 vẫn còn một số bất cập. Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn và số thôn, xã đặc đặc biệt khó khăn còn nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên công tác giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương khi xây dựng chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm thấp, không phù hợp với chỉ tiêu của tỉnh. Nguồn lực của địa phương, hộ nghèo tham gia đối ứng cùng với ngân sách hỗ trợ thấp hoặc chưa có. Trình độ dân trí của người dân còn thấp, ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống của một bộ phận hộ nghèo chưa cao, vẫn còn tồn tại một số suy nghĩ không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách.

Thu nhập của hộ nghèo tăng 2 lần

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo dẫn đến xoá nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã có kế hoạch huy động các nguồn vốn, dự kiến đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng, nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 2 lần so với cuối năm 2015. Chính sách hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập sẽ được đẩy mạnh. Dự án định canh, định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn được chú trọng. Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất, tạo và tăng nhanh thu nhập, vượt nghèo vươn lên khá giả và làm giàu; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội công bằng và chất lượng, nhất là về y tế, giáo dục, nước sạch và nhà ở...góp phần giảm số hộ nghèo toàn tỉnh từ 1,5-2,0%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. số hộ nghèo trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm bình quân từ 2,5 đến 3%/năm.

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng tại xã Vinh Hà (Phú Vang) 

Một trong những định hướng lớn và mới  trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là  tăng dần sự chủ động tiếp cận các chính sách về giảm nghèo đối với người nghèo, nhất là về vay vốn sản xuất, phát huy tính tự lực, tự cường trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh cho hộ nghèo tâm lý ỷ lại. Quan trọng nhất là sớm đề xuất, sửa đổi các chính sách giảm nghèo không còn phù hợp, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo. Muốn làm tốt công tác giảm nghèo, phải nâng cao nhận thức từ đồng bào dân tộc. Nhiều hộ vẫn có vườn, có đất, có sức khỏe nhưng lại không có quyết tâm. Ngoài việc hỗ trợ sản xuất theo các chính sách của Nhà nước, các huyện cần rà soát để cơ cấu lại sản xuất và chuyển dịch ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Nguyễn Thanh Kiếm cho biết: Sở sẽ đề nghị cơ sở đào tạo nghề và vận động doanh nghiệp may đang hoạt động trên địa bàn tỉnh mở một số cơ sở may công nghiệp hay may gia công trên địa bàn huyện Nam Đông, A Lưới tạo thêm việc làm cho lao động. Để giảm nghèo hiệu quả và bền vững, các huyện cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế về kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng và các mô hình phát triển kinh tế đã có hiệu quả.

Trong chương trình giảm nghèo cần phải xóa bỏ tư duy thành tích và tập trung vào những việc làm thiết thực, mang lại hiệu quả cao. Các cơ quan, ban ngành cần chủ động hơn nữa, có những giải pháp mang tính thực tế để hỗ trợ người dân trong thời gian đến...Về nguồn lực đầu tư, các  huyện cũng phải rà soát, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo với nguồn lực xây dựng nông thôn mới để đưa vào kế hoạch đầu tư công và ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và nguồn lực đầu tư cho những tiêu chí cần nguồn ngân sách lớn.

Trong vòng 5 năm 2011 – 2015, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu tư trên 316 tỷ đồng cho các công trình. Ngoài ra, có trên 57.000 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi trên 794 tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình. Số lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí gần 1.500 lao động, trong đó, có trên 1.260 lao động có việc làm.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Return to top