ClockThứ Tư, 11/11/2015 06:07

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

TTH - Mục tiêu từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh có 50-60% số xã (52-60 xã) đạt chuẩn nông thôn mới. Vậy nên, huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ quan trọng.

 

Nuôi cá lồng Đan Mạch-mô hình mới hiệu quả kinh tế cao cần nhân rộng

Cơ cấu nguồn lực cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) theo quy định của Trung ương trong 5 năm tới, nguồn ngân sách Trung ương chiếm 33-35%, vốn tín dụng 42-45%, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác 10-15% và huy động đóng góp từ Nhân dân khoảng 10%...

Nỗ lực và những khó khăn
Sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn từng bước khởi sắc. Kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, giao thông nội đồng, thủy lợi được xây dựng cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất, giống mới, kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến cuối năm 2015 ước đạt 23 triệu đồng, tăng 81,6% so với cách đây 5 năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,9% còn 5,94%. Số tiêu chí NTM toàn tỉnh bình quân đạt 15,2 tiêu chí/xã, cao hơn so với toàn quốc 3,2 tiêu chí… Đó là những kết quả từ việc huy động kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất.
Mặc dù có nhiều nỗ lực, song việc huy động kinh phí xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Tại huyện miền núi Nam Đông, Chủ tịch UBND huyện Lê Thị Thu Hương cho biết, việc huy động kinh phí từ Nhân dân không mấy thuận lợi do đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn. Một bộ phận còn ảnh hưởng tập quán cũ, không tích lũy vốn để tái đầu tư sản xuất, thiếu đầu tư thâm canh, thiếu tinh thần vượt khó, vươn lên. Nhiều công trình thiết yếu, các tuyến đường đến trung tâm sản xuất, hệ thống nước sạch, thiết chế văn hóa chậm đầu tư…
Thực trạng của Nam Đông cũng là vấn đề chung đối với nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho CTXDNTM. Đánh giá của Văn phòng Điều phối CTMTQGXDNTM tỉnh, tổng nguồn lực huy động sau 5 năm để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất toàn tỉnh trên 4.740 tỷ đồng là vẫn còn “khiêm tốn” so với mục tiêu, yêu cầu xây dựng NTM của tỉnh. Những khó khăn, vướng mắc được nêu ra, là nguồn lực ngoài ngân sách còn thấp, các doanh nghiệp chưa có nhiều hỗ trợ thiết thực, thỏa đáng cho xây dựng NTM; việc huy động người dân địa phương, làm ăn xa quê chưa thực sự hiệu quả; việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân và các hợp tác xã để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông thôn lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án tại một số địa phương còn nhiều hạn chế…
Tập trung huy động vốn…

Hạ tầng vùng cao Nam Đông ngày càng khang trang

5 năm đến được xác định là thời gian toàn tỉnh tập trung mọi nỗ lực, tăng cường huy động kinh phí đầu tư cho CTMTQGXDNTM một cách hiệu quả. Nhu cầu nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất giai đoạn 2016-2020 lên đến 7.244 tỷ đồng. Trong đó, nguồn từ ngân sách 2.390 tỷ đồng, tín dụng 3.042 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 1.086 tỷ đồng và Nhân dân đóng góp khoảng 724 tỷ đồng. Đạt được mục tiêu huy động nguồn lực nêu trên đòi hỏi các ban ngành, địa phương phải nỗ lực, tập trung các giải pháp một cách hiệu quả và triệt để. Trước hết, phải xác định xây dựng NTM không phải là dự án đầu tư của Nhà nước, mà trên cơ sở huy động nguồn lực tổng hợp, vận động toàn xã hội, trong đó người dân là chủ thể, Nhà nước hỗ trợ và hướng dẫn tổ chức thực hiện. Để chủ động nguồn lực trong dân thì việc tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn là một trong những giải pháp căn cơ và lâu dài. Các địa phương cần tích cực triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; đồng thời, tạo việc làm cho lao động tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý; phát riển các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô lớn… nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người dân. Khi đó, người dân có điều kiện đóng góp nguồn lực xây dựng NTM.
Thực tế cho thấy, một bộ phận cán bộ, người dân đễn nay vẫn chưa nhận thức đầy đủ về NTM, còn trông chờ, ỷ lại nguồn lực của Nhà nước nên cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân hiểu chính họ là chủ thể, tích cực tham gia đóng góp kinh phí, ngày công, hiến đất xây dựng quê hương. Bên cạnh đó, các địa phương cần có biện pháp hiệu quả trong việc huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, người dân là ăn xa quê; lồng ghép các chương trình, dự án trong xây dựng NTM, như các dự án đào tạo nghề, cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn… Vấn đề then chốt nữa là các ban ngành chức năng phối hợp với ngân hàng, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách tín dụng một cách thuận lợi cho người dân, hợp tác xã vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và dich vụ. Các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn cần được triển khai thực hiện…

 

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế (QLT), đảm bảo sự công bằng cho các tổ chức, cá nhân. Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị, tích cực thực hiện một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả QLT đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Return to top