ClockThứ Năm, 16/02/2017 05:51

“Huyền sử” gia tộc

TTH - Bất chấp thời gian, mạch nguồn những câu chuyện huyền bí giữa đại ngàn Trường Sơn không bao giờ tắt. Lần trở lại vùng cao A Lưới này, truyền thuyết về những dòng họ người Tà Ôi như dẫn dắt người nghe về thuở hồng hoang…

Ông Viên Văn trung cùng chiếc thanh la cổ lưu truyền qua nhiều thế hệ 

Truyền thuyết

Mưa xuân vẫn còn đọng trên lá, ông Hồ Văn Mỹ (A Viết Mỹ), 70 tuổi, thôn A Roàng 1, xã A Roàng, huyện A Lưới hướng mắt về phía núi rừng, nơi in dấu chân cựu binh già gần cả cuộc đời gắn bó. Ông bảo, người Tà Ôi coi núi rừng như ruột thịt. Ngày trước, dẫu hai ngôi làng chỉ cách nhau một ngọn đồi, nghe thấy mọi âm thanh sinh hoạt của nhau nhưng phải cuốc bộ hơn ngày trời mới nhìn thấy mặt hàng xóm. Rồi ông Mỹ dừng lại ở chuyện dòng tộc, hỏi người Kinh - là tôi - rằng: “Dân tộc Kinh có bao nhiêu họ?”, tôi lắc đầu, ông Mỹ chẳng màng rồi độc thoại. “Dẫu thời hiện đại nhưng người Tà Ôi vẫn bảo lưu được những dòng họ cổ xưa như, Ploong, Ahar, Priêng, A moong, A viết, Viên… Mỗi dòng họ đều có vật tổ để thờ, kiêng cữ những điều khác biệt và tồn tại sau những câu chuyện kể đã thành sự tích”, ông Mỹ nói.

Không như mọi lần, lần này ông Mỹ mời tôi thứ nước gọi là A viết, thực ra là rượu đoác. Thế nhưng ngụm nước màu đục khiến tôi bất ngờ, nó có vị ngọt, chua, chát của vỏ cây, không như rượu đoác vẫn uống mọi khi. Ông bảo, thứ nước này làm từ vỏ cây chuồn và mía, gắn liền với sự tích dòng tộc, tạo nên họ A viết. Chuyện kể rằng, có anh em nọ mồ côi cha mẹ, lớn lên đi tìm một khu rừng rất xa bản làng để sinh sống. Khu rừng ấy có rất nhiều cây chuồn, lúc khát anh em họ hứng nước từ thân cây uống. Trở lại bản làng, họ mang thứ nước đó đến già làng bày cách nấu rượu. Một ngày nọ, vì mưa to, anh em họ không thể đi rừng mưu sinh như thường nhật, rảnh rỗi mang chum rượu ra uống. Đến lúc chếnh choáng, họ gây gổ, người anh không giữ được bình tĩnh đánh chết em trai rồi hối hận tự thú với bản làng cùng lời nhắc nhở không nên uống rượu quá say. Người anh xin già làng lấy bã rượu cây chuồn làm họ của mình, vị già làng đồng ý lấy đó làm họ A viết. “Bởi câu chuyện nguồn gốc của dòng họ nên người mang họ A viết kiêng uống chất cặn bã của A viết. Và người cùng họ A viết khi ngồi chung mâm với nhau không ăn con dúi, con mang vì sợ gây gổ”, ông Mỹ chia sẻ.

Tưởng chừng những câu chuyện của người Tà Ôi thô mộc, huyền bí và mang hơi hướng thần thoại. Thế nhưng, trong tâm khảm của họ, nó như mạch nguồn chảy mãi, chứng minh cho khát khao lao động, chinh phục tự nhiên. Ông Viên Văn Trung, trưởng họ Viên tại xã A Roàng bảo rằng, người Tà Ôi có gần trăm dòng họ, mỗi họ gắn liền với một câu chuyện cổ tích và một tục lệ riêng biệt. Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Trung nhận “chức” trưởng họ với độc một vật dụng kỷ niệm là cái dùi và chiếc thanh la cổ. Ngược dòng quá khứ, câu chuyện đã thành sự tích mà ông Trung kể chứng minh nét sinh hoạt của người Tà Ôi một thuở. Ông Trung kể, ngày xưa, mỗi khi lên rừng săn thú hay hái quả, tổ tiên luôn mang theo chú chó để đánh hơi, bảo vệ chủ. Năm ấy trời bỗng hạn kéo dài, sông suối khô khốc, con người khốn khổ. Cả làng chết vì dịch bệnh chỉ còn duy nhất một cô gái cùng một chú chó. Cô quyết định tìm một làng khác sinh sống nhưng qua mấy mùa trăng cũng chẳng tìm thấy ai, đành tá túc tại một ngọn đồi chờ đợi một người đàn ông làm bạn. Chờ hoài chẳng thấy, cuối cùng cô lấy chú chó làm chồng và sinh ra những người con mang họ Viên. “Bởi sự tích từ xa xưa nên người họ Viên không bao giờ ăn thịt chó vì nó là con vật sinh ra mình. Sự kiêng kị đó vẫn được duy trì đến ngày nay”, ông Trung nói.

Giữ mạch nguồn

Ở đâu đó, tình trạng người đồng bào dân tộc thiểu số thay tên đổi họ diễn ra như cơm bữa, nhưng người Tà Ôi ở A Lưới, họ vẫn giữ mạch nguồn, nhớ về gốc tích, tổ tiên. Trò chuyện về dòng tộc, Ploong Thời nói như khoe: “Vừa rồi, tui mới làm lại giấy tờ cho các con, chúng đều mang họ Ploong hết. Làm rứa để sau ni lớn chúng nhớ về nguồn cội, không quên gốc tích, họ hàng mà tổ tiên để lại”.

“Mỗi dòng họ người Tà Ôi đều mang trong mình một câu chuyện và một vật tổ. Ngoài ra, họ cũng có luật tục riêng mà nếu ai trong trong dòng tộc vi phạm sẽ bị xử phạt” - Bà Nguyễn Thị Sửu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh

Với thế hệ trẻ miền núi, bây giờ họ được tiếp xúc với văn hóa hiện đại nên vô tình quên mất gốc tích không phải là chuyện lạ. Và việc trong mỗi gia đình, các thành viên mang họ khác nhau cũng không phải hiếm. Bà Nguyễn Thị Sửu thừa nhận: “Các thành viên trong mỗi gia đình lẽ ra phải cùng một họ (vợ, chồng có thể khác họ) nhưng có nhiều nhà bố, mẹ lại khác họ con cái. Điều này do nhiều yếu tố tác động, ngay từ đầu việc thực hiện các thủ tục pháp lý không đồng bộ. Người đồng bào không quá rành tiếng Kinh, mặc dù biết họ gốc của mình nhưng không phát âm được nên giấy tờ lẫn lộn, kéo theo con cái khác họ bố, mẹ”.

Tiếp xúc với nhiều người dân phía đại ngàn, họ đều chung mong muốn giữ lại những gì thuộc về truyền thống, đặc biệt là tên gọi dòng tộc. “Có lúc con cái tui giận hờn hỏi vì răng lại đặt họ tên khác với người Kinh, nghe không hay. Tui chỉ cười rồi giải thích bằng câu chuyện kể về dòng họ cho con cái nghe. Lớn lên chúng hiểu và không còn thắc mắc nữa. Người dân tộc tụi tui ai cũng mong muốn giữ tên họ từ cổ xưa dù có thể không hay nên mỗi dịp sinh hoạt chung, tụi tui thường nhắc nhở con cháu luôn nhớ về gốc tích của mình”, ông Hồ Văn Mỹ tâm sự.

Theo bà Nguyễn Thị Sửu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, để lưu giữ những tên gọi, dòng tộc từ xa xưa, thế hệ trước cần giáo dục con cháu thông qua những câu chuyện truyền thuyết. Ngoài ra, chính quyền cần có những biện pháp đồng bộ hơn trong các thủ tục pháp lý. “Nhiều lần tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào, ai cũng mong muốn giữ truyền thống từ xa xưa, và giữ tên họ cũng không ngoại lệ. Ngoài tên gọi, cách phân biệt họ duy nhất của người Tà Ôi là thông qua những câu chuyện dân gian được lưu truyền. Đó không chỉ là lời nhắc nhở con cháu, thế hệ trẻ nhớ về nguồn cội mà còn thể hiện đời sống sinh hoạt thuở xa xưa. Chuyện dòng tộc của người Tà Ôi làm phong phong phú thêm cho kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam”, bà Sửu chia sẻ.

Bài, ảnh: Quỳnh Viên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi

Bỏ ra gần 23 năm sưu tầm, khảo cứu (từ năm 2001), đến cuối năm 2023, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho xuất bản cuốn “Đặc khảo về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi ở Việt Nam” (Nxb Thanh Niên, tháng 11/2023). Sách dày 145 trang, đặc biệt có rất nhiều ảnh tư liệu in màu, minh họa cho các nội dung, nên sách càng tăng tính mỹ thuật và giá trị nghiên cứu.

Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi
Không có hộ nghèo ở dòng họ, dòng tộc tại Huế

Thực hiện chủ trương “Giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025”, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố giảm còn 0,6%, Thành ủy Huế ban hành kế hoạch 80 về phát động phong trào “Dòng họ, dòng tộc không có hộ nghèo, người nghiện ma túy và trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật” giai đoạn 2023 - 2024 (viết tắt là KH 80).

Không có hộ nghèo ở dòng họ, dòng tộc tại Huế
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Tham khảo mẫu lăng mộ đá dòng họ do Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ chế tác

Lăng mộ đá dòng họ là nơi yên nghỉ của các thành viên trong gia đình và cũng là nơi kết nối tâm linh giữa tổ tiên và con cháu còn tại thế. Do đó, việc xây dựng công trình tâm linh này cho dòng họ rất quan trọng. Nhằm giúp gia chủ lựa chọn được mẫu lăng mộ bằng đá phù hợp, dưới đây là một số gợi ý về thiết kế đang được yêu thích nhất hiện nay.

Tham khảo mẫu lăng mộ đá dòng họ do Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ chế tác
A Roàng xa mà gần

A Roàng là xã biên giới của huyện A Lưới, cách trung tâm TP. Huế khoảng 90km. Bà con sinh sống nơi đây chủ yếu là đồng bào Tà Ôi. Nằm dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, A Roàng xưa nghèo đói, đi lại vô cùng khó khăn, nay lại đang là một điểm đến hấp dẫn với những du khách yêu thích vẻ đẹp mộc mạc của con người, bản làng nơi núi rừng hoang sơ, hay thả mình trong những thác, những hồ giữa đại ngàn.

A Roàng xa mà gần
Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo: Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ phát động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Đây là chủ trương, giải pháp lớn, mang nhiều ý nghĩa để sớm hạ tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xuống mức thấp nhất; thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức
Return to top