Hy Lạp cần 24 tỷ euro trong đợt viện trợ đầu tiên
TTH.VN - Hy Lạp có thể cần đến 24 tỷ euro trong đợt viện trợ đầu tiên của gói cứu trợ tài chính mới từ các chủ nợ quốc tế trong tháng 8 này để vực dậy các ngân hàng và trả các khoản nợ đến hạn cho ECB, một tờ báo Hy Lạp ủng hộ chính phủ trong ấn bản sáng nay (2/8) cho biết.
Athens hiện đang tiến hành các cuộc đàm phán với Ủy ban châu Âu EC và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để bảo đảm nhận được gói cứu trợ mới trị giá đến 86 tỷ euro (94,48 tỷ USD). Đây sẽ được gói cứu trợ thứ 3 kể từ năm 2010.
Hy Lạp có thể cần đến 24 tỷ euro trong đợt viện trợ đầu tiên. Ảnh: Reuters.
Báo Avgi, một tờ báo có mối quan hệ gần gũi với chính phủ cánh tả Syriza cho biết, các nhà chức trách Hy Lạp dự kiến kết thúc các cuộc đàm phán với các chủ nợ vào giữa tháng 8/2015.
24,36 tỷ euro trong đợt cứu trợ đầu tiên này được sử dụng để chuyển 10 tỷ euro tái cấp vốn ban đầu cho các ngân hàng Hy Lạp; 7,16 tỷ euro để hoàn trả một khoản vay bắc cầu khẩn cấp; 3,2 tỷ euro cho các trái phiếu Hy Lạp đang bị Ngân hàng Trung ương châu Âu nắm giữ, và các khoản thanh toán khác, Avgi cho biết.
Theo ước tính, các ngân hàng Hy Lạp có thể cần đến 25 tỷ euro để điều chỉnh vốn, khi sự thiếu hụt vốn ngày càng trầm trọng hơn do việc sụt giảm các khoản tiền gửi trong bối cảnh bế tắc với các chủ nợ đe dọa vị trí của Athens trong khu vực đồng euro.
Các dòng tiền rời khỏi đất nước đã lên cao đỉnh điểm khi chính quyền Hy Lạp áp đặt lệnh kiểm soát vốn vào ngày 29/6 vừa qua nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính.
Để đổi lấy gói cứu trợ mới, Hy Lạp đã chấp nhận tiến hành nhiều cải cách, kể cả việc điều chỉnh lương hưu đáng kể, tăng thuế giá trị gia tăng, các biện pháp tự do hóa nền kinh tế và hạn chế chi tiêu công.
Nếu các cuộc đàm phán không được hoàn thành đúng hạn, các nhà chức trách châu Âu có thể phải cung cấp thêm các khoản tài trợ tạm thời như đã làm với một khoản vay bắc cầu hồi tháng 7, mặc dù Avgi nói rằng khả năng này không được thảo luận với chủ nợ.
Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & Worldforumnews)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ