Thế giới

Hy Lạp, Cyprus & Ai Cập tăng tốc đàm phán biên giới biển

ClockThứ Năm, 10/12/2015 07:07
TTH.VN - Hôm qua (9/12), Hy Lạp, Ai Cập và Cyprus nhất trí đẩy nhanh tiến độ đàm phán để phân định ranh giới biển ở phía Đông Địa Trung Hải, trong một nỗ lực nhằm thiết lập khu vực này thành một trung tâm khí đốt.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Tổng thống Cyprus (hay Cộng hòa Síp) Nikos Anastasiades đã có cuộc gặp tại Athens để thảo luận các phương án tận dụng lợi thế của kho dự trữ khí đốt, nhất là sau khi Ai Cập phát hiện trữ lượng khí đốt lớn chưa từng có trong lịch sử ở Địa Trung Hải hồi tháng 8 năm nay.

Từ trái sang: Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades sau khi hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Athens ngày 9/12. Ảnh: AP

“Việc phát hiện trữ lượng dầu khí lớn ở phía Đông Địa Trung Hải và ở Zohr có khả năng sẽ là một chất xúc tác cho sự hợp tác sâu rộng hơn trong khu vực”, ông Anastasiades nhận định.

Các nhà lãnh đạo thành lập một ủy ban chung để làm việc về các dự án du lịch, đầu tư và năng lượng. Họ cũng sẽ tìm kiếm những tiềm năng mới cho các hệ thống đường ống tại khu vực, phụ thuộc vào khối lượng dự trữ khí đốt được tìm thấy ở phía đông Địa Trung Hải, nhà lãnh đạo Hy Lạp nói thêm.

Bên cạnh đó, Tổng thống Ai Cập cho biết: “Chúng tôi mong muốn đạt được kết quả hữu hình thông qua các dự án chung”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia độc lập cho rằng, hầu hết lượng khí đốt được tìm thấy ngoài khơi Cyprus, Israel và Ai Cập sẽ chỉ nhằm mục đích phục vụ cho tiêu dùng trong nước.

Vùng biển tranh chấp với các nước liên quan đến thương mại được gọi là khu khai thác kinh tế, được kiểm soát bởi pháp luật của Liên Hợp Quốc hay các hiệp định song phương giữa các quốc gia láng giềng. Theo đó, ông Anastasiades khẳng định, nguồn tài nguyên thiên nhiên “phải trở thành một cơ hội để hợp tác, chứ không phải là đối đầu trong khu vực”.

“Mục tiêu của chúng tôi là không loại trừ bất cứ ai. Sự hợp tác của chúng tôi không phải để chống lại bất cứ ai. Nguồn năng lượng của chúng tôi có thể đủ cho nhu cầu của nhiều người châu Âu và các quốc gia láng giềng khác”, Tổng thống Cyprus cho hay.

Được biết, hội nghị thượng đỉnh ba bên tiếp theo sẽ diễn ra tại Cairo vào năm tới.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Caironews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top