Hy Lạp giải cứu gần 1.800 người di cư
TTH.VN - Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho hay, khoảng 1.800 người di cư đã được đưa vào đất liền an toàn từ một hòn đảo ở phía đông Hy Lạp vào tối qua (1/9).
Sau một thời gian gián đoạn vào cuối tuần trước, chính quyền Hy Lạp vào ngày 29/8 tiếp tục đưa người di cư, chủ yếu từ Syria, Iraq và Afghanistan vào đất liền bằng tàu từ các đảo Kos, Lesbos, Samos, Symi và Agathonissi.
![]() |
Người di cư cập cảng Piraeus, gần thủ đô Athens, Hy Lạp ngày 1/9 - Ảnh: Reuters |
Nhiều người di cư sau đó đã thực hiện những cuộc hành trình trên khắp lục địa châu Âu.
Một người di cư 27 tuổi có tên Isham, là một giáo viên người Syria đã để lại vợ và hai con ở lại Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng: “Chúng tôi phải được giúp đỡ. Chúng tôi là những con người. Các chính phủ không để ngăn chặn nỗ lực của người di cư tiến vào châu Âu để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn”.
Một quan chức bảo vệ bờ biển cho biết, chiếc tàu Tera Jet chở 1.749 người di cư từ đảo Lesbos cập cảng Piraeus vào tối qua (1/9). Ngoài ra, một con tàu khác mang theo 2.459 người di cư từ hòn đảo này dự kiến vào bờ trong sáng nay (2/9), theo giờ địa phương.
Vào tháng 7, trung bình có 1.700 người di cư/ ngày vượt biên vào Hy Lạp; tuy nhiên, con số đạt đỉnh ở mức 2.000 người/ngày chỉ trong tháng 8 vừa qua.
Theo các nhà phân tích, khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp khiến nước này không có đủ cơ sở hạ tầng để đối phó với dòng người di cư khổng lồ.
Trong một tuyên bố của văn phòng Tổng thống Prokopis Pavlopoulos, ông Pavlopoulos điện đàm với người đồng cấp Pháp Francois Hollande rằng, vấn đề người di cư cần được châu Âu giải quyết ở mức cao nhất.
Thủ tướng tạm quyền của Hy Lạp, bà Vassiliki Thanou sẽ chủ trì một cuộc họp bộ trưởng về người di cư vào hôm nay. Bà Thanou được bổ nhiệm làm Thủ tướng tạm quyền hồi tuần trước, sau khi cựu Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, người đứng đầu đảng cánh tả Syriza từ chức để mở đường cho cuộc bầu cử sớm vào ngày 20/9 tới.
Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Dailymail)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
- Chuyên gia Australia: Tâm lý chủ quan khiến số ca mắc COVID-19 tăng (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Cam kết để có một khu vực Đông Nam Á không có sốt rét
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ