Thế giới

Hy Lạp sắp vỡ nợ

ClockThứ Bảy, 06/06/2015 16:22
TTH.VN - Với tuyên bố hoãn trả nợ, Hy Lạp đã trở thành quốc gia đầu tiên hoãn trả nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kể từ thập niên 1980.

Diễn biến này cho thấy, khả năng Hy Lạp phá sản và phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu càng thêm lớn.

Hy Lạp có nguy cơ rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (ảnh: Reuters)

Hôm qua, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã chấp thuận đề nghị của chính quyền Hy Lạp muốn được lùi thời hạn trả nợ 4 khoản vay đến hạn tới cuối tháng 6, trong đó, khoản vay đầu tiên phải thanh toán vào ngày 5/6. Theo một nguồn tin từ chính phủ Hy Lạp, quốc gia này đã “khai thác khả năng trong quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế và tổ chức này sẽ cho Hy Lạp thời gian để đàm phán”.

Điều này có nghĩa tới ngày 30/6, Hy Lạp sẽ phải thanh toán tổng cộng 1,5 tỷ Euro . Đây cũng là ngày mà thỏa thuận cứu trợ giữa Hy Lạp với Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế hết thời hạn.

Trước đó, ngày 4/6, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã nhận được một danh sách các yêu cầu của chủ nợ mà nếu chấp nhận, Athens sẽ được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo và thoát bờ vực phá sản cấp quốc gia. Trong các đề xuất có việc tăng thuế, tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước và cải cách hưu trí... Tuy vậy, ông Tsipras vẫn chưa chấp nhận, bất chấp ngân sách quốc gia đã đến lúc cạn kiệt.

“Rõ ràng chính phủ Hy Lạp không thể nào chấp nhận những đề nghị vô lý đó. Như vậy, chúng ta phủ nhận tất cả những gì mà chúng ta đã làm trong thời gian qua. Điều này sẽ buộc chúng ta quay trở lại với những biện pháp khắc nghiệt nhằm vào người nghỉ hưu, người có thu nhập trung bình và thấp”.

Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đang đối mặt với nhiều chỉ trích từ đảng cầm quyền, yêu cầu thay đổi những điều kiện khắc nghiệt trong thỏa thuận cắt giảm chi tiêu công để đổi lấy gói cứu trợ của các chủ nợ quốc tế. Tuy nhiên, những nỗ lực của Thủ tướng Tsipras nhằm giải ngân khoản tiền cứu trợ cuối cùng trong gói cứu trợ nhằm giúp nước này tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ đang gặp nhiều khó khăn do lập trường cứng rắn của các chủ nợ.

Đến nay, chính quyền Hy Lạp vẫn chưa đưa ra được chương trình cải cách kinh tế mà các các chủ nợ quốc tế có thể chấp nhận được để được giải ngân 7,2 tỷ euro số tiền còn lại trong gói cứu trợ 240 tỷ euro giúp quốc gia này đẩy lùi khả năng vỡ nợ.

Trước khi nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ mới nào, Hy Lạp phải đưa ra một chương trình cải cách kinh tế toàn diện có thể thuyết phục được các chủ nợ của mình, và chương trình này sẽ cần sự phê chuẩn của bộ trưởng tài chính và quốc hội các nước trong khối.

Từ khi chiến thắng sau bầu cử và lên nắm quyền, đảng cánh tả Syriza ở Hy Lạp phải đối mặt với nhiều áp lực. Đảng này đã cam kết với người dân rằng Hy Lạp sẽ thoát khỏi chính sách kinh tế khắc khổ và tiếp tục ở lại trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu  nhưng điều này dường như đang trở nên “bất khả thi”.

Các chuyên gia đánh giá, giai đoạn hiện tại của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đang gần tới hồi kết, bởi nước này đã hết tiền sau 4 tháng đàm phán không có kết quả.

Vũ Anh Tuấn (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top