ClockThứ Hai, 02/12/2019 09:38

Hy vọng không phiền lòng

TTH - Cứ vào mùa lạnh là thằng bé nhà tôi lại sụt sịt cái lỗ mũi nghe rất khó chịu. Nhiều người bảo cháu nó bị xoang hoặc viêm mũi dị ứng gì đấy, đưa đến mà cậy bác sĩ tai mũi họng (TMH).

Bác sĩ Trần Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Tai mũi họng tỉnhBa thầy thuốc ưu tú

Theo giới thiệu của bạn bè, tôi chở cháu đến nhà một bác sĩ TMH ở bờ bắc. May quá, không có nhiều bệnh nên khỏi phải chầu chực đợi chờ quá lâu. Đến lượt, tôi đưa cháu vào phòng khám. Bác sĩ panh mũi, soi họng, bảo vẹo vách ngăn, viêm amidan nữa. Ông kê toa, chuyển cho bà vợ bán thuốc, rồi dặn bố trí thời gian mang đến để ông mổ mũi, cắt amidan. Một bệnh nhân đến phiên kế tiếp nghe vậy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ở nhà đây cũng mổ hả bác?”. “Có chứ, bệnh nằm đầy sau kìa”- ông bác sĩ vừa nói, vừa chỉ tay về phía sau nhà để tăng niềm tin cho người bệnh.

Trả tiền, lấy thuốc, cảm ơn bác sĩ và về. Trong lòng tôi cứ thấy gờn gợn cái gì đó thật…mất an toàn. Chẳng biết cắt amidan, mổ vách ngăn là những phẫu thuật có được phép làm tại nhà? Có đảm bảo vô trùng không, có tai biến không? Nếu có thì xử lý kịp không. Đã không ít vụ, trong đó ở Huế cũng có, bác sĩ thực hiện các thủ thuật tại nhà khiến bệnh nhân tử vong trở tay không kịp đấy thôi.

Lại nữa, thằng bé nhà tôi chỉ thấy sụt sịt, chứ chưa hề sốt, nhức đầu hay đau họng, sao tự dưng bị chẩn đoán viêm amidan đến mức phải cắt bỏ. Người “ngoại đạo”, nhưng tôi từng nghe nói amidan nó không phải là không hữu ích, như cái ruột thừa cũng không phải là thừa. Tạo hóa sinh ra là đều có lý của nó cả.

Để yên tâm, tôi tìm gặp một vài người bạn là bác sĩ uy tín để nhờ tư vấn lại cho kỹ. Quả đúng như tôi nghĩ, họ giải thích amidan có vai trò quan trọng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Đồng thời amidan còn tiết ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng. Nếu “sức khỏe” của amidan không ổn thì phải có những triệu chứng lâm sàng rõ rệt, phải thăm khám cẩn thận mới có thể đi đến quyết định cắt bỏ hay không. Và, quan trọng hơn, họ khuyên mà như… chỉ thị rằng, nếu trường hợp có chỉ định, cần phải đến các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để phẫu thuật chứ không phẫu thuật ở phòng mạch tư, bởi rất dễ gặp sự cố! Trường hợp vẹo vách ngăn cũng vậy, bao giờ có biến chứng, thăm khám và được nhiều bác sĩ chuyên ngành cùng khuyên mổ thì mới mổ. Và cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín để vừa an tâm về tay nghề bác sĩ, về điều kiện vô trùng, phòng ngừa sốc phản vệ thuốc tê/mê (tại Huế cách đây không lâu đã có trường hợp tử vong ngay tại phòng mạch tư vì sốc thuốc như vậy); và quan trọng không kém nữa là để người bệnh được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Vậy là rất rõ ràng. Cảm ơn bác sĩ đã thăm khám và cho thuốc. Nhưng riêng chuyện phẫu thuật (nếu buộc phải làm), thì có lẽ xin cho phép thằng bé nhà tôi được thực hiện tại bệnh viện. Hy vọng bác sĩ sẽ không phiền lòng…

Hy Khả

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1

Ở bên kia thị trấn từ Đường đua Suzuka của Nhật Bản, nơi sẽ tổ chức Giải đua xe F1 Grand Prix vào ngày 7/4 tới đây, nghệ nhân Kenji Tanaka đang hoàn thiện mô hình giấy F1 mới nhất cùng hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của quốc tế đối với một nghề thủ công có tuổi đời hàng thế kỷ.

Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1
Chờ ngày “hóa rồng”

Biết dựa vào nội lực và đặt niềm tin vào lớp trẻ, bóng đá Huế đang có hy vọng “cá chép hóa rồng” và tạo được đột phá trong tương lai.

Chờ ngày “hóa rồng”
“Hiến giọt máu đào - trao niềm hy vọng”

Đầu tháng 6 vừa qua, với thông điệp “Hiến giọt máu đào - trao niềm hy vọng”, trên 260 cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức HMTN.

“Hiến giọt máu đào - trao niềm hy vọng”
RACE TO ZERO Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG:
Hy vọng của chúng ta trong cuộc chiến với khí hậu

Báo cáo tổng hợp mới nhất từ Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) vừa đưa ra một kết quả đáng kinh ngạc: Mỗi phần nhỏ của mức độ nóng lên đều đi kèm với các mối đe dọa leo thang, từ những đợt nắng nóng chết người đến những cơn bão, hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế và cộng đồng.

Hy vọng của chúng ta trong cuộc chiến với khí hậu
Return to top