ClockThứ Bảy, 27/12/2014 11:10

Hy vọng mới từ cây tràm Năm gân

TTH - Hiện số lượng tràm ở Lộc Thủy (Phú Lộc) đang ngày càng thu hẹp, để có tràm sản xuất, nhiều hộ kinh doanh phải ra Quảng Trị, Quảng Bình mua về. Chi phí đầu vào tăng, người dân lại thêm phần vất vả, những khó khăn đó sẽ sớm được giải quyết, nhờ việc đưa giống tràm mới vào thử nghiệm của Viện Cải thiện giống và Lâm sản trên địa bàn trong thời gian qua đã có kết quả tốt.

Anh Nguyễn Văn Dư – Cán bộ Kỹ thuật Viện cải thiện giống và lâm sản bên lò dầu tràm đầu tiên được nấu từ tràm Năm Gân ở Phú Lộc

Biên độ sinh thái rộng

Theo thống kê của Trường đại học Nông lâm Huế: Năm 2002, toàn tỉnh có 13.050 ha đất có tràm tự nhiên, trữ lượng khoảng 62.262 tấn nguyên liệu. Nhưng hiện nay, diện tích tràm ước đạt chưa đến 500 ha, phân bố rải rác ở các vùng đất cát và vùng đất ngập nước nên rất khó khai thác. Tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc hiện tại nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng chưa tới 20% nhu cầu sản xuất quy mô nhỏ. Nếu giống tràm Năm gân được đưa vào nhân giống đại trà, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để thương hiệu dầu tràm Lộc Thủy phát triển.

Năm 2013, Viện Cải thiện giống và Lâm sản (CTG&LS) phối hợp với Công ty TNHH Đại Hòa (Lộc Bổn, Phú Lộc) trồng thử nghiệm 3 ha cây tràm Úc (có tên khoa học là Melaleuca alternifolia Cheel - Myrtaceae), khi về Việt Nam đã được chọn giống, lai tạo nên còn có tên khác là tràm Năm gân.
Trước đó, giống tràm Năm gân đã được Viện CTG&LS đưa vào trồng thử nghiệm tại hai vùng sinh thái khác là Ba Vì (Hà Nội), Thạch Hải (Long An). Tất cả điều phát triển tốt, chất lượng tinh dầu đạt tiêu chuẩn. Nhưng giống tràm Năm gân đặc biệt sinh trưởng và phát triển khá nhanh trên vùng đất gò đồi Phú Lộc.
Cây sống thích hợp ở mọi biên độ sinh thái, sống khỏe ở trên các loại đất thịt, cát, đồi, ẩm, vùng ngập nước và cả trên những vùng đất đồi khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Sau gần hai năm đưa vào trồng thử, cây tràm được trồng ở Lộc Bổn đã phát triển khá tốt, mặt bằng chung đều cao 2,5 - 3m, nhiều cây cao lên tới 4m, lá nhiều, lượng tinh dầu cao.
Để cây phát triển tốt, có năng xuất cao, yêu cầu phải chăm sóc thường xuyên, bón phân đúng quy trình, cây sẽ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, đạt đến 90%. Đối với những hộ gia đình ít chăm sóc, cây vẫn phát triển tự nhiên, nhưng năng xuất và chất lượng không cao. Cây có thể sống thọ được 25 - 30 năm.
Lượng tinh dầu cao
Theo anh Nguyễn Văn Dư - Cán bộ kỹ thuật Viện Cải thiện giống và Lâm sản cho biết, mật độ trồng cây tràm Năm gân ở Lộc Bổn hiện nay là 2m/cây, số cây trồng là 2.500 - 3.000 cây/ha. Sau hai năm trồng hiện đã được đưa vào khai thác tinh dầu, một năm thu hoạch lá luân phiên 2 lần, năng suất lá một lần cắt 3 - 4 kg/cây, tương đương 6-10 tấn/ha. Hàm lượng tinh dầu cắt đại trà rất cao là 1,5 - 2%, tương đương 100 - 180 kg/ha/lần cắt. Từ năm thứ 4 trở đi, thu hoạch tinh dầu đạt 150 - 200 kg/ha. Chất lượng tinh dầu tràm Năm gân được trồng ở Việt Nam chứa 1,8-Y65% chất Cineole, 28-35% chất Cajuputi.
Sau hai năm trồng và chăm sóc theo đúng quy trình, lứa tràm được trồng đầu tiên ở Lộc Bổn đã được Công ty TNHH Đại Hòa khai thác và chưng cất mẻ tinh dầu tràm đầu tiên. Tất cả các kết quả đều cho thấy giống tràm này cao hơn nhiều lần so với loại tràm bình thường. Lượng tinh dầu được chiết từ lá tràm của Úc là 0,6 lít/tạ, trong khi đó lượng tinh dầu từ lá tràm của ta chỉ 0,3 lít/tạ. Xét về kinh tế thì hiệu quả cao, về chất lượng và sự sinh trưởng cũng nhanh hơn nhiều lần.
Bước đầu đưa vào sản xuất và cung ứng ra thị trường cho thấy khách hàng đánh giá rất cao, nhưng do sản xuất trên cơ sở thử nghiệm nên số lượng dầu cung ứng vẫn còn khá khiêm tốn, chưa đủ cung cấp cho các spa của ba thị trường lớn là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Chính lý do đó nên loại tinh dầu được chiết xuất từ tràm Năm gân dù đã có mặt trên thị trường khá lâu, nhưng người dân vẫn chưa biết đến.
Theo kế hoạch từ nay đến năm 2017, giống tràm Năm gân sẽ được trồng đại trà trên địa bàn tỉnh, hướng đến trong tương lai gần có thể nhân rộng giống tràm trên địa bàn cả nước.
Bài, ảnh: Tiến Vinh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top