Thế giới

IATA: Việc đi lại ở châu Á vẫn bị ảnh hưởng bởi các hạn chế vì COVID-19

ClockThứ Sáu, 18/03/2022 19:23
TTH.VN - Trong một thông cáo ngày 17/3, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết việc đi lại ở châu Á vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế của đại dịch COVID-19.

Châu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19IATA: sân bay châu Á tụt hậu trong dịch vụ tự phục vụ

Ngày càng nhiều thị trường mở cửa cho khách du lịch đã tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh hoạ: Congthuong

IATA nêu rõ rằng trong khi lưu lượng đi lại quốc tế ở Bắc Mỹ và châu Âu trong năm ngoái đã phục hồi lên mức chỉ còn thấp hơn mức cao nhất của năm 2019 khoảng 42%, thì lưu lượng đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn ở mức -88% so với mức đỉnh.

Tuy nhiên, khu vực này cũng đã đạt được một số tiến bộ, với Ấn Độ và Malaysia nằm trong số các quốc gia gần đây đã tuyên bố nới lỏng các biện pháp hạn chế, hiệp hội vận tải cho biết.

Một cuộc khảo sát của IATA về các hạn chế đi lại vừa được công bố đối với 50 thị trường du lịch hàng không hàng đầu thế giới (chiếm 88% nhu cầu quốc tế trong năm 2019, tính theo khối lượng hành khách luân chuyển - đơn vị tính là 1000 Hk.km) cho thấy khả năng tiếp cận ngày càng tăng của những du khách đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. 

Cụ thể, 25 thị trường đại diện cho 38% nhu cầu quốc tế năm 2019 mở cửa cho khách du lịch đã tiêm phòng mà không cần các biện pháp kiểm dịch hoặc yêu cầu xét nghiệm COVID-19 - tăng từ 18 thị trường hồi giữa tháng 2/2022. Đồng thời, 38 thị trường đại diện cho 65% nhu cầu quốc tế năm 2019 mở cửa cho khách du lịch đã tiêm vaccine không cần cách ly - tăng từ 28 thị trường hồi giữa tháng 2.

Theo IATA, việc nới lỏng các biện pháp phản ánh sự đồng thuận ngày càng tăng rằng các hạn chế đi lại như đóng cửa biên giới và kiểm dịch không có nhiều hiệu quả trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

IATA cũng trích dẫn một báo cáo gần đây của OXERA và Edge Health, xem xét sự lây lan của biến thể Omicron ở châu Âu, kết luận rằng các hạn chế đi lại có thể chỉ trì hoãn đỉnh của làn sóng dịch bệnh vài ngày.

Ông Willie Walsh, Tổng giám đốc IATA, cho biết thế giới đang mở rộng cửa cho du lịch. Khi khả năng miễn dịch của cộng đồng tăng lên, nhiều chính phủ đang quản lý đại dịch thông qua việc giám sát, giống như cách thức vẫn làm đối với các loại virus đặc hữu khác.

“Đó là một tin tuyệt vời khi ngày càng nhiều điểm đến sẽ có cơ hội thúc đẩy kinh tế rất cần thiết từ mùa lễ Phục sinh và mùa du lịch hè tới”, ông nói.

Tuy nhiên, châu Á đang là một ngoại lệ. Ông Walsh bày tỏ hy vọng rằng các hoạt động nới lỏng hạn chế gần đây như ở Australia, Bangladesh, New Zealand, Pakistan, Philippines… sẽ mở đường cho việc khôi phục quyền tự do đi lại trên khắp thế giới, từ đó thúc đẩy nhu cầu du lịch của người dân.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Theedgemarkets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Return to top