Thế giới Thế giới
ICRC: Xuất hiện dấu hiệu sử dụng vũ khí hóa học tại Mosul
Ngày 3/3, Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) cho biết trong hai ngày qua đã có bảy người, trong đó có năm trẻ em, ở gần thành phố Mosul miền Bắc Iraq phải nhập viện với những triệu chứng lâm sàng liên quan vũ khí hóa học.
![]() |
Người dân Iraq sơ tán khỏi Mosul ngày 3/3. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong một tuyên bố, Giám đốc ICRC Robert Mardini nêu rõ bệnh viện Rozawa đã tiếp nhận năm trẻ em và hai phụ nữ có những triệu chứng lâm sàng liên quan "phơi nhiễm các tác nhân hóa học nguy hiểm." Những triệu chứng này bao gồm phồng giộp da, đỏ mắt, sưng tấy, nôn ói và ho.
Tuy nhiên, ICRC không nêu rõ những bệnh nhân trên là nạn nhân trong một hay nhiều vụ tấn công, hoặc vũ khí hóa học thuộc loại gì và do bên nào sử dụng.
Trước đó, truyền thông địa phương đưa tin đạn pháo bắn từ khu vực phía Tây Mosul hiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang chiếm giữ đã trúng vào một số nhà ở phía Đông thành phố và một số người dân cho biết họ ngửi thấy mùi hóa chất.
Ông Mardini nhấn mạnh "việc sử dụng các vũ khí hóa học tuyệt đối bị cấm theo luật nhân đạo quốc tế," đồng thời nêu rõ ICRC "lên án mạnh mẽ bất cư bên nào, ở bất cứ đâu sử dụng vũ khí hóa học."
IS hiện chiếm giữ phần lớn khu vực phía Tây Mosul và đã có những lần sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh với các lực lượng Iraq hơn hai năm qua.
Ngày 17/10/2016, các lực lượng Iraq với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, đã bắt đầu chiến dịch quy mô lớn nhằm giành lại Mosul. Đây là thành phố lớn thứ hai của Iraq và là thành trì chủ chốt cuối cùng của IS tại quốc gia Trung Đông này.
Tháng trước, Iraq tuyên bố đã giành kiểm soát khu vực phía Đông Mosul sau hơn 100 ngày giao tranh với các tay súng IS. Ngày 19/2 vừa qua, lực lượng Iraq đã mở chiến dịch giành lại Tây Mosul, khu vực trung tâm đông dân nhất tại thành phố này./.
Theo Vietnam+
- Đông Nam Á: Hơn 30 triệu việc làm có thể được tạo ra từ phục hồi xanh (06/07)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch