Thế giới Thế giới
IEA ban hành “cảnh báo nghiêm trọng” về lượng khí thải CO2
TTH.VN - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 20/4 cho biết, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) toàn cầu từ năng lượng được dự báo sẽ tăng gần 5% trong năm nay.
Khói thải từ một cơ sở sản xuất ở Canada. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, Đánh giá Năng lượng Toàn cầu năm 2021 của IEA dự báo, lượng khí thải CO2 sẽ tăng lên mức 33 tỷ tấn trong năm nay, cao hơn 1,5 tỷ tấn so với mức được ghi nhận trong năm 2020. Đáng chú ý, đây là mức tăng lớn nhất trong hơn một thập kỷ.
Giám đốc Điều hành IEA, ông Fatih Birol nhận định: “Đây là một cảnh báo nghiêm trọng rằng, sự phục hồi kinh tế từ cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện là bất cứ điều gì, ngoại trừ tính bền vững đối với khí hậu của chúng ta”.
Theo đó, sự gia tăng của lượng khí thải CO2 trong năm nay có thể sẽ được thúc đẩy bởi sự mở rộng trở lại của việc sử dụng than trong lĩnh vực điện, điều này sẽ đặc biệt mạnh mẽ ở khu vực châu Á.
Hồi năm ngoái, khi việc sử dụng điện giảm do đại dịch COVID-19, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng đã giảm 5,8% xuống còn 31,5 tỷ tấn, sau khi đạt đỉnh vào năm 2019 là 33,4 tỷ tấn.
Được biết, đánh giá thường niên của IEA đã phân tích dữ liệu quốc gia mới nhất từ khắp nơi trên thế giới, những xu hướng tăng trưởng kinh tế, và các dự án năng lượng mới. Báo cáo cho thấy, nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ tăng 4,6% vào năm 2021, với sự dẫn đầu của các nền kinh tế đang phát triển, thúc đẩy nhu cầu năng lượng lên cao hơn mức của năm 2019.
Nhu cầu đối với tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch đang trên đà tăng trong năm 2021, với cả than và khí đốt đều sẽ tăng lên trên mức của năm 2019.
Trong đó, mức tăng được dự báotrong việc sử dụng than thấp hơn gần 60% so với mức tăng của năng lượng tái tạo, mặc dù nhu cầu về năng lượng mặt trời, gió và thủy điện cũng đang tăng nhanh. Hơn 80% mức tăng trưởng được dự báo đối với nhu cầu than vào năm 2021 sẽ đến từ khu vực châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc.
Ngoài ra, việc sử dụng than ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tăng lên, nhưng sẽ vẫn ở mức dưới mức được ghi nhận trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 xảy ra.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương