Thế giới

IEA: Chi tiêu vào đổi mới năng lượng cần tăng gấp 3 để đạt mục tiêu khí hậu

ClockThứ Sáu, 03/07/2020 16:29
TTH.VN - Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức chi tiêu của các Chính phủ để phát triển những công nghệ năng lượng sạch cần tăng gấp 3 lần trong thập kỷ này, nhằm ngăn chặn những tác động xấu nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.

Đông Nam Á: Quỹ khí hậu nhắm mục tiêu đầu tư 2,5 tỷ USD vào năng lượng sạchHội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 dời sang cuối năm 2021 do đại dịchBiến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEAN

Khí thải từ một nhà máy thép ở Bulgaria. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh sự tăng tốc nhanh chóng của các trang trại gió và mặt trời đã làm giảm đáng kể lượng khí thải từ điện, các ngành công nghiệp phát thải lớn khác vẫn cần phát triển những công nghệ mới để làm giảm lượng khí thải carbon của họ. Nhằm tăng quy mô đủ nhanh để đạt được các mục tiêu khí hậu, các Chính phủ sẽ cần tăng cường chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch vào năm 2030, Giám đốc Điều hành IEA, ông Fatih Birol cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

“Trong trường hợp không có sự đổi mới năng lượng sạch nhanh hơn nhiều, việc đạt được các mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng không vào năm 2050 là tất cả nhưng sẽ không thể. Việc thiết lập các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng là một quyết định chính sách dũng cảm, nhưng để biến chúng thành hiện thực sẽ đòi hỏi nhiều hơn sự dũng cảm”, ông Fatih Birol nhận định.

Theo báo cáo đặc biệt của IEA về đổi mới năng lượng sạch, trong khi nhiều công nghệ để làm giảm lượng khí thải carbon từ các ngành gây ô nhiễm cao như sản xuất và vận chuyển thép và hóa chất đã tồn tại, họ sẽ cần tài trợ để phát triển đến mức chúng sẵn sàng để được triển khai ở quy mô công nghiệp.

Hơn 1/2 số lượng giảm phát thải cần thiết để đưa thế giới đi trên con đường bền vững sẽ đến từ các công nghệ, hiện đang ở giai đoạn nguyên mẫu, bao gồm sản xuất thép mà không cần than; hoặc giai đoạn áp dụng sớm, như sản xuất hydrogen từ việc tách nước trong máy điện phân.

Các ngành công nghiệp nặng nói chung thường đầu tư theo chu kỳ 25 năm, với chu kỳ tiếp theo được dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2030. Khi các Chính phủ trên khắp thế giới tìm cách đầu tư hàng tỷ hay thậm chí hàng nghìn tỷ USD để kéo các nền kinh tế ra khỏi sự sụt giảm do đại dịch COVID-19 gây ra, việc điều chỉnh các khoản đầu tư được xây dựng để tạo ra thị trường dành cho công nghệ sạch mới, sẽ làm trì hoãn thời gian để đạt được các mục tiêu khí hậu quan trọng.

Có tới 60 tỷ tấn khí thải, gấp khoảng 2 lần lượng khí thải mà thế giới phát ra trong năm 2019, có thể được ngăn chặn nếu nguồn ngân sách được sử dụng ở những thị trường mới này, báo cáo của IEA nhấn mạnh.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Japan Times & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top