ClockThứ Hai, 27/06/2016 13:15

IEA: Nhiều nguy cơ từ ô nhiễm không khí nếu không có phản ứng kịp thời

TTH.VN - Những trường hợp tử vong sớm do ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục tăng đến năm 2040, trừ khi thế giới có sự thay đổi kịp thời trong cách thức sử dụng và sản xuất năng lượng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong một tuyên bố hôm nay (27/6).

Hội nghị Môi trường LHQ hướng tới “một hành tinh khỏe mạnh”

Một người phụ nữ mang mặt nạ bảo vệ trong một khu vực thương mại bị ô nhiễm nặng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hiện có khoảng 6,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm do chất lượng không khí kém, khiến ô nhiễm không khí trở thành mối đe dọa lớn thứ 4 đối với sức khỏe của con người, sau huyết áp cao, rủi ro trong chế độ ăn uống và hút thuốc lá.

Các chất ô nhiễm độc hại trong không khí như những hạt vật chất chứa axit, kim loại, đất và hạt bụi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những hạt vật chất siêu nhỏ có thể gây ra ung thư phổi, đột quỵ và bệnh tim.

Chất gây ô nhiễm chủ yếu được phát thải từ việc sản xuất và sử dụng năng lượng không được kiểm soát hoặc không hiệu quả, IEA khẳng định trong một báo cáo đặc biệt về năng lượng và ô nhiễm không khí.

Nếu không có hành động kịp thời, tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời sẽ tăng lên 4,5 triệu ca vào năm 2040 từ khoảng 3 triệu ca hiện nay. Đáng chú ý, châu Á sẽ chiếm gần 90% số lượng gia tăng của các trường hợp tử vong.

Mặc dù lượng khí thải toàn cầu được dự báo sẽ giảm tổng thể đến năm 2040, chính sách năng lượng hiện có được cho là không đủ để cải thiện chất lượng không khí, báo cáo nói thêm.

"Nếu không có những thay đổi về cách mà thế giới sản xuất và sử dụng năng lượng, những tác hại do ô nhiễm không khí đối với cuộc sống của con người sẽ gia tăng", IEA nhấn mạnh.

Cũng theo IEA, những chính sách về năng lượng và chất lượng không khí mới có thể giúp không khí trở nên sạch hơn, chẳng hạn như việc làm sạch bếp nấu trong các hộ gia đình bằng cách thay thế những loại nhiên liệu kém hiệu quả; tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát phát thải và chuyển đổi nhiên liệu trong ngành điện và năng lượng để đạt hiệu quả cao hơn.

Những biện pháp này có thể làm lượng khí thải toàn cầu giảm xuống 7% đến năm 2040. Kết quả là, những cái chết sớm do ô nhiễm không khí sẽ giảm xuống còn 2,8 triệu ca vào năm 2040.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Reddit)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA):
Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục

Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2023, nhưng tốc độ tăng chậm lại so với những năm trước đó, nhờ sự mở rộng về công nghệ sạch được tiếp tục thực hiện, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày hôm nay (1/3) cho biết.

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục
IEA: Thế giới cần bổ sung hoặc thay thế gần 80 triệu km đường dây truyền tải điện

Theo một báo cáo mới được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố, thế giới cần bổ sung hoặc thay thế 49,7 triệu dặm (tương đương gần 80 triệu km) đường dây truyền tải điện vào năm 2040, để các quốc gia có thể đáp ứng mục tiêu về khí hậu và đạt được những ưu tiên về an ninh năng lượng. Đáng chú ý, con số này gần như tương đương với tổng số km lưới điện hiện có trên thế giới.

IEA Thế giới cần bổ sung hoặc thay thế gần 80 triệu km đường dây truyền tải điện

TIN MỚI

Return to top