Thế giới Thế giới
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
TTH.VN - Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Angola. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong Báo cáo Thảm họa Thế giới 2022, IFRC cho rằng, các nước vẫn “thiếu nghiêm trọng” các hệ thống chuẩn bị ứng phó mạnh mẽ, dù đã trải qua 3 năm “tàn khốc” của đại dịch COVID-19. Từ đó, IFRC kêu gọi các quốc gia cần cập nhật kế hoạch chuẩn bị của mỗi nước vào cuối năm.
Theo IFRC - mạng lưới nhân đạo lớn nhất thế giới, việc xây dựng lòng tin, sự công bằng và mạng lưới hành động ở cấp địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Các khuyến nghị này được IFRC đưa ra khi vừa tròn 3 năm kể từ ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn cầu.
Ông Jagan Chapagain, Tổng thư ký của mạng lưới ứng phó thảm họa lớn nhất thế giới IFRC, cho rằng “nếu những trải nghiệm về COVID-19 không đẩy nhanh các bước chuẩn bị của chúng ta, thì đại dịch tiếp theo có thể sẽ sắp xảy ra”.
Báo cáo nhấn mạnh các quốc gia cần phải chuẩn bị cho “nhiều chứ không phải chỉ một mối nguy hiểm”, đồng thời nói thêm rằng các xã hội chỉ trở nên thực sự kiên cường thông qua việc lập kế hoạch cho các loại thảm họa khác nhau vì chúng có thể xảy ra đồng thời.
Thực tế, các thảm họa liên quan đến khí hậu và các đợt bùng phát dịch bệnh đã và đang gia tăng trong thế kỷ này, và đại dịch COVID-19 chỉ là một trong số đó.
IFRC cho rằng, các sự kiện thời tiết cực đoan đang gia tăng thường xuyên và dữ dội hơn, trong khi khả năng ứng phó của các nước là có hạn.
Cũng theo IFRC, những mối nguy hiểm lớn có tác động nghiêm trọng đến những người vốn đã dễ bị tổn thương nhất, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng.
Trong báo cáo, IFRC nêu rõ rằng “tất cả các quốc gia vẫn chưa chuẩn bị sẵn cho các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai”, từ đó kết luận rằng tinh thần sẵn sàng ứng phó của các chính phủ hiện không cao hơn so với năm 2019 – thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Do đó, các quốc gia nên xem xét các điều luật pháp chế để đảm bảo chúng phù hợp với kế hoạch chuẩn bị cho đại dịch của mỗi nước vào cuối năm 2023 và thông qua một hiệp ước mới, cũng như các quy định y tế quốc tế sửa đổi vào năm 2024 để đầu tư nhiều hơn vào sự sẵn sàng ứng phó của các cộng đồng địa phương.
Đồng thời, IFRC cũng khuyến nghị đến năm 2025, các quốc gia nên tăng kinh phí cho y tế trong nước lên 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng kinh phí cho y tế toàn cầu lên ít nhất 15 tỷ USD mỗi năm. Đây được đánh giá sẽ là “một khoản đầu tư tốt”, theo lời Tổng thư ký IFRC Chapagain.
“Điều quan trọng là phải có ý chí chính trị để cam kết thực hiện điều đó… Nếu quyết tâm, điều đó là có thể thực hiện được”, ông Chapagain khẳng định.
Được biết, IFRC đã tiếp cận hơn 1,1 tỷ người trong 3 năm qua để giúp đỡ họ trong đại dịch COVID-19.
Bảo Nghi (Lược dịch từ AP & Reuters)
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững (21/03)
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD (21/03)
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên (21/03)
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài (21/03)
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước (20/03)
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương (20/03)
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng (20/03)
-
Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- “Lướt tàu điện ngầm”, hành động nguy hiểm gia tăng đáng báo động ở New York (Mỹ)
-
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan