ClockThứ Sáu, 09/11/2018 14:22

IHME: Tỷ lệ sinh không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới

TTH.VN - Tỷ lệ sinh tăng vọt ở những quốc gia đang phát triển đang thúc đẩy sự bùng nổ trẻ sơ sinh toàn cầu, trong khi phụ nữ ở hàng chục quốc gia giàu có hơn lại không sinh đủ trẻ sơ sinh để duy trì mức dân số trong nước, theo số liệu được công bố ngày hôm nay (9/11).

Trung Quốc: Tỷ lệ sinh tiếp tục giảmHàn Quốc: Làm việc tăng ca làm giảm cơ hội mang thai của nhân viên nữPhilippines có tỷ suất sinh cao nhất ASEANLHQ: Dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,2 tỷ người vào năm 2050Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là các quốc gia an toàn nhất để sinh conKỷ lục mới: Hơn 20% dân số Nhật Bản là các cụ già hơn 70 tuổi

Tỷ lệ sinh ở nhiều quốc gia châu Phi tiếp tục tăng, nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) cho thấy. Ảnh: AFP

Bên cạnh đó, tổng quan toàn cầu về tỷ lệ sinh, tử vong và tỷ lệ mắc bệnh vừa đánh giá hàng nghìn bộ dữ liệu trên cơ sở từng quốc gia cũng cho thấy, bệnh tim hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.

Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME), được thành lập tại Đại học Washington bởi Quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates, đã sử dụng hơn 8.000 nguồn dữ liệu, trong đó có hơn 600 nguồn dữ liệu mới, để biên soạn một trong những cái nhìn chi tiết nhất về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Nguồn dữ liệu của họ bao gồm các cuộc điều tra trong nước, phương tiện truyền thông xã hội và những tài liệu nguồn mở.

Nghiên cứu phát hiện rằng, trong khi dân số thế giới tăng vọt từ mức 2,6 tỷ người trong năm 1950 lên 7,6 tỷ người hồi năm ngoái, mức tăng trưởng này không đồng đều sâu sắc tính theo khu vực và thu nhập.

Đáng chú ý, 91 quốc gia, chủ yếu ở khu vực châu Âu, Bắc và Nam Mỹ không sinh đủ trẻ sơ sinh để duy trì dân số hiện tại của họ, theo nghiên cứu của IHME.

Tuy nhiên ở khu vực châu Phi và châu Á, tỷ lệ sinh tiếp tục tăng, với những người phụ nữ trung bình ở Niger sinh 7 đứa con trong suốt cuộc đời của họ.

Ông Ali Mokdad, giáo sư về khoa học đo lường sức khỏe tại IHME nói với hãng thông tấn AFP rằng, yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định tăng trưởng dân số là giáo dục.                                                 

"Người phụ nữ càng được đào tạo, cô ấy càng dành nhiều năm ở trường, cô ấy trì hoãn việc mang thai và vì vậy sẽ có ít con hơn", ông Ali Mokdad giải thích.

Ngoài ra, IHME cho hay, Cộng hòa Síp là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất trên Trái đất, với người phụ nữ trung bình sinh con chỉ 1 lần trong đời. Ngược lại, phụ nữ ở Mali, Chad và Afghanistan có trung bình hơn 6 em bé.

“Tử vong ít hơn, khuyết tật ốm yếu nhiều hơn”

Liên Hiệp quốc (LHQ) dự đoán sẽ có hơn 10 tỷ người trên hành tinh đến giữa thế kỷ này, nhìn chung phù hợp với dự đoán của IHME. Điều này đặt ra câu hỏi về việc có bao nhiêu người trên thế giới có thể cung cấp sự hỗ trợ.

Ông Ali Mokdad cho rằng, trong khi dân số ở các quốc gia đang phát triển tiếp tục gia tăng, thì nhìn chung các nền kinh tế của họ cũng đang phát triển.

Điều này thường có phản ứng dây chuyền lên tỷ suất sinh theo thời gian. "Ở khu vực châu Á và châu Phi, dân số vẫn đang tăng lên và mọi người đang chuyển từ nghèo đói sang cuộc sống có thu nhập tốt hơn, trừ khi có chiến tranh hay bất ổn. Các quốc gia được dự kiến ​​sẽ tốt hơn về mặt kinh tế và nhiều khả năng việc sinh sản ở đó sẽ giảm", giáo sư của IHME nhận định.

Hiện tại, không chỉ có nhiều hơn hàng tỷ người so với 70 năm trước, mà chúng ta còn sống lâu hơn bao giờ hết.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, tuổi thọ của nam giới tăng lên 71 năm so với 48 năm vào năm 1950. Phụ nữ được ước tính ​​sẽ sống đến 76 tuổi, so với 53 tuổi vào năm 1950.

Sống lâu hơn cũng mang lại những vấn đề về sức khỏe, khi chúng ta già đi và đặt gánh nặng lớn hơn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe.

IHME cho biết, bệnh tim bây giờ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Trước đó vào năm 1990, rối loạn sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất, tiếp theo là bệnh phổi và tiêu chảy.

Uzbekistan, Ukraine và Azerbaijan có tỷ lệ tử vong cao nhất do bệnh tim; trong khi Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tử vong do căn bệnh này thấp nhất.

Ông Ali Mokdad nhận định: “Bạn có thể thấy ít tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm khi các quốc gia giàu có hơn, nhưng cũng có nhiều khuyết tật hơn khi mọi người sống lâu hơn”.

Cũng theo ông Ali Mokdad, mặc dù tử vong do các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và bệnh lao giảm đáng kể kể từ năm 1990, những nguyên nhân gây tử vong mới và không lây nhiễm thay thế vị trí của các bệnh truyền nhiễm.

"Có một số hành vi nhất định dẫn đến sự gia tăng các bệnh tim mạch và ung thư. Béo phì là số một, nó tăng lên hàng năm và hành vi của chúng ta đang góp phần vào điều đó", giáo sư này lưu ý.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng Điền: 85,4% trường đạt chuẩn quốc gia

Ngày 11/4, Trường THCS Nguyễn Hữu Dật (huyện Quảng Điền) tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.

Quảng Điền 
85,4 trường đạt chuẩn quốc gia
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Return to top