Thế giới

ILO: Cần bảo vệ hơn nữa những lao động chủ chốt giữa cuộc chiến COVID-19

ClockThứ Tư, 28/04/2021 20:41
TTH - Trong một báo cáo, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hôm qua cho biết, đại dịch COVID-19 đã nêu bật những mối nguy hiểm tại nơi làm việc mà những lao động chủ chốt phải đối mặt, những người vốn cần được bảo vệ nhiều hơn để làm việc một cách an toàn.

Hơn 900 triệu lao động trên thế giới có công việc không phù hợp với trình độ học vấnGiới trẻ ASEAN đối mặt với nỗi lo thất nghiệp tăng cao

Nhân viên y tế, một trong những nhóm lao động cần được bảo vệ hơn nữa trong cuộc chiến chống COVID-19. Ảnh minh hoạ: Baochinhphu

Được công bố nhân Ngày Thế giới vì An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc, báo cáo mới của ILO cho thấy kể từ khi đại dịch bùng phát, đã có khoảng 7.000 nhân viên y tế thiệt mạng, trong khi 136 triệu nhân viên chăm sóc y tế và xã hội có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi làm việc. Đồng thời, báo cáo cũng nêu bật những áp lực và rủi ro về sức khỏe tinh thần liên quan đến đại dịch khi có đến 1/5 nhân viên chăm sóc y tế trên toàn cầu có các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.

Không chỉ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc, nhiều nơi làm việc khác cũng trở thành nguồn lây truyền COVID-19 khi nhân viên phải làm việc trong những môi trường kín và tiếp xúc gần với nhau, bao gồm cả việc sử dụng chung nơi ở hay phương tiện đi lại.

Phân tích những vấn đề phát sinh do gia tăng mô hình làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch, ILO chỉ ra rằng mặc dù làm việc từ xa là cần thiết nhằm hạn chế sự lây lan của virus, nhưng mô hình làm việc này cũng xóa mờ ranh giới giữa đời sống công việc và đời sống cá nhân, làm tăng thêm căng thẳng về tinh thần cho mọi người. 65% doanh nghiệp tham gia khảo sát do ILO và Mạng lưới An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp (ATSKNN) G20 thực hiện cho biết khó có thể đảm bảo tinh thần làm việc của người lao động khi làm việc từ xa.

Theo báo cáo, các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ thường khó có thể đáp ứng được những yêu cầu chính thức về ATSKNN vì nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn lực để ứng phó với những mối đe dọa do đại dịch gây ra.

Trong khu vực kinh tế phi chính thức, có đến 1,6 tỷ người lao động, nhất là ở các nước đang phát triển, vẫn phải làm việc trong thời kỳ áp dụng các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại và giao tiếp xã hội. Điều này khiến họ đứng trước nguy cơ cao bị lây nhiễm virus nhưng hầu hết không được tiếp cận các chế độ bảo trợ xã hội cơ bản như nghỉ ốm hay nghỉ ốm có hưởng lương.

Theo đó, ILO khuyến nghị các quốc gia cần triển khai những hệ thống ATSKNN đảm bảo và có sức chống chịu tốt nhằm giảm thiểu rủi ro cho tất cả mọi người khi làm việc, nhất là trong những tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai. Song song đó, báo cáo của ILO cũng nêu rõ vai trò quan trọng của các khung quản lý và thiết chế ATSKNN, các cơ chế tuân thủ, các dịch vụ y tế và tư vấn… trong đại dịch.

Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder khẳng định “tầm quan trọng của một môi trường ATSKNN vững mạnh và có sức chống chịu tốt đã quá rõ ràng. Công cuộc phục hồi và công tác phòng ngừa đòi hỏi những chính sách quốc gia, các khung thể chế và điều tiết tốt hơn phải được đưa vào các khung ứng phó khủng hoảng một cách phù hợp”.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn lao động quốc tế (ILS) cũng khuyến khích áp dụng đối thoại xã hội như một phương cách tốt nhất nhằm đảm bảo các quy trình và thủ tục được chấp thuận và thực hiện hiệu quả.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN News & ILO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
ILO: Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng trong năm 2024

Theo báo cáo “Triển vọng Xã hội và Việc làm Thế giới: Xu hướng năm 2024” vừa được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 10/1, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng nhẹ trong năm nay, làm dấy lên lo ngại về tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng, năng suất trì trệ và lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng.

ILO Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng trong năm 2024
Return to top