Thế giới Thế giới
ILO: Cần tập trung nhiều hơn vào người lao động khi vai trò của robot tăng
TTH.VN - Các Chính phủ phải đảm bảo nền kinh tế toàn cầu tiếp tục cung cấp việc làm tốt, và không chỉ dành cho robot, một ủy ban toàn cầu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thành lập cho hay.
Robot làm việc bên cạnh các nhân viên trong dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy ở Kazo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
"Ủy ban toàn cầu về tương lai của việc làm", do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đồng chủ trì, nhận định trong một báo cáo, các Chính phủ, người sử dụng lao động và các đoàn thể cần thích nghi với những thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới việc làm.
"Tương lai của các xã hội của chúng ta phụ thuộc vào cách chúng ta đối phó với những thách thức và cơ hội liên quan đến thế giới việc làm, chúng ta cần định hướng lại các chính sách, cũng như hành động để đưa ra một chương trình nghị sự lấy con người làm trung tâm, đó là điều mà báo cáo này tập trung về cơ bản", ông Ramaphosa nói trong một cuộc họp báo.
Trong số các khuyến nghị của ủy ban là việc thiết lập một hệ thống quản trị quốc tế cho các nền tảng lao động kỹ thuật số, nhằm đảm bảo hỗ trợ công nghệ, thay vì thay thế đối với những việc làm tốt.
Ủy ban này cũng đề xuất những cải cách sâu rộng khác để thúc đẩy các công việc tốt, bao gồm chấm dứt sự tập trung của các công ty vào báo cáo tài chính hàng quý, đầu tư vào việc học tập suốt đời và sử dụng các số liệu rộng hơn GDP để đo lường sự thành công.
Trong khi đó, Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết, một trong những câu hỏi được đặt ra thường xuyên nhất về tương lai của việc làm là: "Liệu công việc của tôi có bị mất đi vào tay một con robot?” Tương lai của việc làm sẽ không được xác định một mình bởi sự tiến bộ của công nghệ. Nó phụ thuộc vào các chính sách".
Tùy thuộc vào những lựa chọn chính sách, công nghệ có thể tạo ra kết quả tích cực cho việc làm và xã hội. "Chúng ta phải đưa ra những lựa chọn chính sách đúng đắn để đưa con người vào tầm kiểm soát của ứng dụng công nghệ tiên tiến".
Theo ông Ramaphosa, robot đã cắt giảm số lượng người lao động trong ngành công nghiệp xe hơi của Nam Phi, nhưng ông muốn thấy việc làm trong các ngành công nghiệp liên quan "mọc lên như nấm", điều mà ông cho là một tình huống đôi bên cùng có lợi.
"Chúng tôi hiện đang tham gia vào một cuộc thảo luận thực sự, nghiêm túc với các nhà sản xuất ô tô về cách tốt nhất mà chúng tôi có thể hạn chế việc mất đi việc làm khi robot được triển khai", Tổng thống Nam Phi lưu ý.
Số liệu từ Liên đoàn Robotics quốc tế cho thấy, hơn 3 triệu robot công nghiệp sẽ được sử dụng trong các nhà máy trên toàn thế giới đến năm 2020.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”