Thế giới

IMF: Các nước thu nhập thấp đang đối mặt với “một thế hệ nhiều mất mát”

ClockThứ Bảy, 06/02/2021 15:26
TTH.VN - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva thông tin với giới báo chí rằng 50% các nước đang phát triển có nguy cơ tụt hậu hơn nữa. Điều này làm gia tăng lo ngại về sự ổn định và bất ổn xã hội.

CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động hàng đầu châu Á trong đại dịchChi tiêu đồng bộ vào cơ sở hạ tầng của G20 sẽ thúc đẩy sản lượng toàn cầuHội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc hôm nayIMF: Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng có thể mất đàIMF kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay phục hồi nền kinh tế

Thiếu hỗ trợ cần thiết, các nước thu nhập thấp đang đối mặt với một thế hệ nhiều mất mát. Ảnh minh họa: Tạp chí Công Thương

Để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra, bà Kristalina Georgieva cho biết, những quốc gia giàu có và các tổ chức quốc tế nên thúc đẩy hành động hỗ trợ nhiều hơn nữa. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cũng kêu gọi các quốc gia có nhiều nợ nên tìm cách tái cơ cấu nợ sớm và thúc đẩy các điều kiện để tăng trưởng.

“Năm ngoái, trọng tâm chính là sự phong tỏa quy mô lớn. Song năm nay, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ xảy ra sự phân kỳ và khác biệt lớn”, bà Kristalina cho hay.

Theo bà, những thất bại về mức sống ở các nước đang phát triển sẽ khiến mục tiêu về việc đạt được sự ổn định và an ninh cho phần còn lại của thế giới trở nên khó khăn hơn nhiều.

Bà Kristalina nhấn mạnh: “Rủi ro là gì? Là bất ổn xã hội. Bạn có thể gọi đó là một thế kỷ mất mát. Đó có thể là một thế hệ chịu nhiều tổn thất”.

Được biết, các nền kinh tế tiên tiến đã chi trung bình khoảng 24% GDP cho các biện pháp hỗ trợ trong thời kỳ đại dịch. Con số này cao hơn gấp nhiều lần so với mức 6% ở các thị trường mới nổi và 2% ở các nước thu nhập thấp.

Hiện, những nỗ lực tiêm chủng là không đồng đều với các nước đang phát triển khi phải đối mặt với những “khó khăn to lớn”, cùng lúc, các quỹ phát triển chính thức cũng đang đi xuống.

Chính vì vậy, chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảo ngược sự phân kỳ nguy hiểm này. Thêm vào đó, các nước đang phát triển cũng có thể bỏ lỡ một sự thay đổi lớn đang diễn ra để hướng đến các nền kinh tế kỹ thuật số nhanh hơn và xanh hơn.

Trong một thông tin có liên quan, vị tổng giám đốc cho biết, việc tăng tốc độ tiêm chủng có thể giúp tạo ra thêm 9 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025, với 60% lợi ích thuộc về các nước đang phát triển.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Return to top