ClockThứ Hai, 25/04/2016 14:23

IMF: Các nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Đông có thể tổn thất đến 500 tỷ USD

TTH.VN - Các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông năm ngoái đã tổn thất đến 390 tỷ USD doanh thu do giá dầu giảm, và thậm chí sẽ còn lỗ sâu hơn, lên đến 500 tỷ USD trong năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF ngày hôm nay (25/4) cho biết.

Giá dầu sụt giảm, nhà sản xuất đối mặt nhiều thách thứcKhai thác dầu thô tiếp tục sụt giảm mạnh trong hai tháng đầu nămOPEC tìm cách tăng giá dầu sau thỏa thuận đóng băng sản lượngGiá dầu sẽ duy trì mức thấp trong năm 2016

Giá dầu sụt giảm gây nhiều tổn thất cho các quốc gia xuất khẩu dầu ở Trung Đông. Ảnh: Telegraph.

Tháng 10/2015, IMF dự đoán các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở khu vực này sẽ thất thoát nguồn thu khoảng 360 tỷ USD trong năm 2015, nhưng giá dầu mất đà và giảm mạnh vào đợt cuối năm nay đã khiến tổng doanh thu tổn thất thêm 30 tỉ USD nữa.

Trong một báo cáo triển vọng kinh tế sửa đổi được phát hành hôm nay, IMF cho biết các nước này sẽ phải chứng kiến khoản doanh thu từ xuất khẩu dầu giảm hơn nữa trong năm 2016, giảm từ 490 – 540 tỷ USD so với năm 2014 - khi dầu đạt giá cao. Giá dầu trong tháng 1/2016 đã giảm xuống còn 30 USD/thùng so với mức 115 USD/thùng hồi giữa năm 2014.

Giám đốc IMF khu vực Trung Đông và Trung Á Masood Ahmed nói rằng, những tổn thất này sẽ chuyển thành thâm hụt ngân sách và khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhất là với các nước như Saudi Arabia – quốc gia vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ để tài trợ cho chi tiêu. Mặc dù quốc gia này đã cố gắng lên kế hoạch cải tổ nền kinh tế nước mình, nhưng nguồn thu từ dầu mỏ vẫn chiếm đến 72% tổng doanh thu trong năm ngoái và dự kiến thâm hụt ngân sách năm nay ở gần Saudi Arabia sẽ lên đến 90 tỷ USD.

Báo cáo của IMF cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở 6 quốc gia trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh Ả Rập bao gồm Saudi, Kuwait, Qatar, Bahrain, Oman và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất sẽ chậm lại, từ mức 3,3% năm 2015 xuống còn 1,8% trong năm nay. Saudi Arabia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, cũng chỉ tăng trưởng khoảng 2%.

IMF khuyến khích tiến hành những cải cách có thể để hạn chế chi tiêu công cho các chương trình phúc lợi xã hội mà người dân ở vùng Vịnh đã quen thuộc, chẳng hạn như nâng trợ cấp và thắt chặt tiền lương khu vực công để bù đắp tác động của việc doanh thu sụt giảm. Hiện tại, hầu hết các nước GCC đã tăng giá nhiên liệu, nước và điện. Ở ngoài GCC, nước xuất khẩu dầu mỏ Algeria gần đây cũng đã tăng giá nhiên liệu, điện, và giá khí đốt tự nhiên, trong khi Iran cũng tiến hành tăng giá nhiên liệu.

"Giá dầu có thể sẽ được cải thiện từ mức hiện tại, nhưng sẽ không quay trở lại con số mà chúng ta đã chứng kiến trong năm 2013 và 2014 trong một thời gian rất dài phía trước, điều này có nghĩa rằng nhiều nước phải cắt giảm chi tiêu và phải cố gắng nâng cao doanh thu ngoài ngành dầu", ông Ahmed nói với hãng tin AP.

IMF cũng cảnh báo rằng, chỉ với riêng các nước xuất khẩu dầu trong khu vực, sẽ có 10 triệu thanh niên gia nhập lực lượng lao động vào năm 2020, nhưng với tốc độ phát triển hiện nay 3 triệu người trong số đó sẽ không có việc làm. Sự thất vọng của giới trẻ do thiếu triển vọng là động lực chính dẫn tới các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập đã làm rung chuyển cả Trung Đông trong năm 2011.

Cũng theo IMF, cuộc chiến ở Syria đã lan tỏa tác động tiêu cực đến nền kinh tế của 2 nước láng giềng Jordan và Lebanon. Chỉ trong 6 tháng, từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016, đã có hơn 600.000 người chạy trốn khỏi Syria do chiến tranh, nâng tổng số người tị nạn lên tới gần 5 triệu người. Quy mô nền kinh tế Syria ngày nay, theo đó, co lại còn chưa đến một nửa so với trước khi chiến tranh nổ ra vào năm 2011.

Tố Quyên (Lược dịch từ AP & NYTimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch toàn cầu sẽ đạt mức trước dịch vào năm 2024

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp quốc (UNWTO) ngày 19/1 thông tin, mức độ du lịch quốc tế sẽ tương đối cao hơn so với mức trước dịch vào năm 2024, được thúc đẩy bởi sự hồi sinh tiềm năng ở châu Á.

Du lịch toàn cầu sẽ đạt mức trước dịch vào năm 2024
Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố
ASEAN đón nhiều cơ hội mới từ Trung Đông

Trung Đông luôn được coi là khu vực xuất khẩu năng lượng hàng đầu cho ASEAN, nhưng mối quan hệ này đã trở nên đa dạng hơn trong những năm gần đây, nhất là khi Trung Đông chuyển trọng tâm sang thúc đẩy xuất khẩu ngoài dầu mỏ. Theo Standard Chartered, ASEAN đang nổi lên như một điểm đến thương mại và đầu tư quan trọng của các nước vùng Vịnh.

ASEAN đón nhiều cơ hội mới từ Trung Đông

TIN MỚI

Return to top