Thế giới

IMF: Chia rẽ thương mại có thể khiến kinh tế toàn cầu tổn thất 1,4 nghìn tỷ USD

ClockChủ Nhật, 20/11/2022 07:42
TTH.VN - Sự gia tăng của các rào cản thương mại trong năm vừa qua có thể gây tổn thất 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh những thiệt hại nghiêm trọng do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định.

Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ra Tuyên bố chung phục hồi kinh tếKhai mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29 tại Thái LanNhiều kỳ vọng đặt vào Hội nghị thượng đỉnh G20 và diễn đàn APEC

Bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg Television ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) vào ngày 19/11, người đứng đầu IMF nói rằng, điều bà đang hy vọng được chứng kiến là một số sự đảo ngược trong các khối chính sách trên toàn cầu.

“Thế giới sẽ tổn thất 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ vì sự chia rẽ có thể chia chúng ta thành 2 khối thương mại. Đó là con số 1,4 nghìn tỷ USD”, bà Kristalina Georgieva lưu ý.

Đối với khu vực châu Á, tổn thất tiềm tàng có thể lớn hơn gấp đôi, tương đương hơn 3% GDP, do khu vực này hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Kristalina Georgieva cho biết bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), vừa bế mạc cùng ngày 19/11 tại Bangkok, Thái Lan.

Cũng theo bà Kristalina Georgieva, mặc dù sự chia rẽ thương mại nói trên sẽ gây ra tổn thất đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu, yếu tố lớn nhất làm tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu vẫn là cuộc xung đột ở Ukraine.

IMF cảnh báo, tình trạng lạm phát đang tác động nặng nề nhất đến các quốc gia đang phát triển; qua đó, cơ quan này kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục nỗ lực để làm giảm tốc độ tăng giá, đồng thời đưa ra một số chính sách trợ cấp, đặc biệt là về chi phí lương thực.

Cho đến nay, đồng USD tăng giá đang tiếp tục gây ra nhiều vấn đề trên khắp những thị trường mới nổi, khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh những dấu hiệu cho thấy phần lớn nền kinh tế toàn cầu có thể đang tiến tới một cuộc suy thoái.

Từ đó, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh, các quốc gia trong khu vực châu Á cần cùng nhau nỗ lực để vượt qua tình trạng phân mảnh, nhằm duy trì tăng trưởng, nhất là khi phải đứng trước vô số cú sốc kinh tế khác gây ra bởi đại dịch COVID-19, cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như chi phí sinh hoạt gia tăng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top