Thế giới Thế giới
IMF: G20 cần chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 23/7 cảnh báo, những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu đang phát triển, đồng thời kêu gọi một số quốc gia thuộc nhóm G20 tăng chi tiêu chính phủ để giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
![]() |
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde (thứ 2 từ trái sang) đến tham dự cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 23/7. Ảnh: AFP |
Lãnh đạo các ngân hàng trung ương và các bộ trưởng tài chính đến từ 20 nền kinh tế hàng đầu của thế giới đã tập trung tại thành phố Thành Đô, phía tây nam Trung Quốc hôm 23/7, để tìm hướng đi cho nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những bất ổn mới sau khi Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
"Tăng trưởng toàn cầu vẫn còn yếu kém và rủi ro sụt giảm đang trở nên nổi bật hơn. Thậm chí, tăng trưởng có nguy cơ thấp hơn nếu bất ổn kinh tế và chính trị vẫn tiếp tục gia tăng", IMF cho biết trong một báo cáo công bố trước cuộc họp.
Trong bản cập nhật mới nhất cho một dự báo được đưa ra hồi tháng 4, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tới còn lần lượt là 3,1% và 3,4%.
Bộ trưởng Tài chính mới của Anh, ông Philip Hammond, một trong số những người tham dự hội nghị gửi một thông điệp rằng, đất nước Anh vẫn "mở cửa cho các doanh nghiệp", theo một tuyên bố từ Kho bạc Anh.
IMF muốn các nền kinh tế tiên tiến như Đức và Mỹ chi tiêu công nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, đầu tư để giúp thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, một vấn đề gây chia rẽ giữa các thành viên G20.
"Cải cách tạo thuận lợi cho việc mở rộng quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy nhu cầu ngắn hạn trực tiếp, cũng như xúc tác cho đầu tư tư nhân", IMF nói thêm.
Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Eurasiadiary)
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn (26/01)
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc (25/01)
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan (25/01)
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc (25/01)
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức (25/01)
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ (24/01)
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng (24/01)
- Đại sứ Algeria Boubazine Abdelhamid: Việt Nam là đất nước rất an toàn (24/01)
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Những chú mèo ‘quyền lực’ trên thế giới
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
- Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
-
Hàn Quốc phát hành tiền mới để người dân đổi tiền lì xì
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Xuân Quý Mão 2023: Giữa Moskva nghe tiếng gọi quê hương
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
- ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ