Thế giới

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

ClockThứ Ba, 31/01/2023 14:43
Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.

Campuchia kêu gọi IMF hỗ trợ thêm cho ASEANIMF kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay phục hồi nền kinh tếIMF: Thế giới cần tăng trưởng nhiều hơn để vượt qua thử tháchẤn Độ trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giớiIMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Tàu container tại cảng Pasir Panjang, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp báo về báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, chuyên gia Gourinchas cho rằng yếu tố trên đã khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore trong năm 2023 từ mức 2,3% được đưa ra hồi tháng 10/2022 xuống 1,5%.

Đối với nhóm 5 nước ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay từ mức 4,5% đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái xuống 4,3%.

Theo IMF, tăng trưởng kinh tế của nhóm này năm 2024 dự kiến ở mức 4,7%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Giám đốc bộ phận nghiên cứu của IMF Daniel Leigh cho rằng tăng trưởng kinh tế của ASEAN khó có thể đạt được tốc độ như năm 2022 với mức tăng 5,2%, nhưng vẫn nhấn mạnh "tốc độ đáng ngạc nhiên" khi Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế trong năm nay.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng tình trạng phân cực địa chính trị vẫn là yếu tố tiêu cực đối với triển vọng của các nước, dù một số nền kinh tế được hưởng lợi từ việc chuỗi cung ứng dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Trước đó cùng ngày, IMF đã công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, theo đó tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu "phục hồi đáng ngạc nhiên" tại Mỹ và châu Âu, chi phí năng lượng giảm và nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế được áp dụng để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19.

IMF cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ mức 3,4% năm 2022 xuống 2,9% năm 2023, nhưng vẫn cao hơn dự báo 2,7% đưa ra hồi tháng 10/2022 với cảnh báo nguy cơ thế giới dễ rơi vào suy thoái.

IMF cũng điều chỉnh dự báo đối với một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, Anh là nền kinh tế phát triển lớn duy nhất mà IMF dự đoán sẽ suy thoái trong năm nay, với GDP giảm 0,6% do các hộ gia đình phải chật vật ứng phó với chi phí sinh hoạt gia tăng.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Return to top