Thế giới Thế giới
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới
TTH.VN - Mặc dù đạt mức tăng trưởng vừa phải, song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định sự không chắc chắn trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và một số vấn đề khác đã và đang tạo ra một lực cản tương đối lớn với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020.
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ảnh minh họa: VTV.vn
Trong bản cập nhật mới nhất của Triển vọng kinh tế Thế giới, IMF vừa tiếp tục hạ dự đoán tăng trưởng toàn cầu năm 2020 xuống còn 3,3%, thấp hơn 0,1% so với dữ liệu đưa ra hồi tháng 10/2019.
Dự báo này được đưa ra 1 ngày trước khi các nhà lãnh đạo thế giới và lãnh đạo doanh nghiệp các nước tập trung tại Davos (Thụy Sĩ) để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên.
Cụ thể, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 tuy được kỳ vọng sẽ đón đầu khả năng tăng trưởng vừa phải, song nhìn chung vẫn rất dễ bị tổn thương trước những yếu tố như biểu tình chính trị ở các quốc gia, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ - Iran và chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Bắc Kinh và Washington.
“Chúng ta đang dần thích nghi với việc xem sự bất ổn tăng cao là một điều bình thường. Chúng ta đã cảm nhận được một số dấu hiệu của sự ổn định, nhưng chưa có một bước ngoặt nào đáng chú ý có thể xảy ra”, Giám đốc Kristalina Georgieva cho hay.
Theo IMF, mọi dự đoán của tổ chức được hình thành dựa trên các động thái “tránh leo thang” căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc hồi tuần trước nhằm tạm thời giảm căng thẳng giữa hai cường quốc lớn trên thế giới, song nước này vẫn giữ thuế áp lên 2/3 lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Giám đốc Kristalina Georgieva nhận định, những bước đi sai lầm trong giai đoạn này hoàn toàn có thể làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu vốn đã vô cùng mong manh.
Ngoài ra, mức tăng trưởng dự kiến chậm lại ở Ấn Độ gây nên do mức tiêu thụ và đầu tư giảm, thâm hụt ngân sách và chậm trễ trong cải cách cơ cấu cũng gây ra lực cản đối với đà tăng trưởng của toàn cầu.
Đan Lê (Lược dịch từ Dw)
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức