Thế giới

IMF kêu gọi G20 đẩy nhanh việc giảm nợ cho các nước nghèo

ClockThứ Sáu, 18/02/2022 07:15
TTH.VN - Trong một thông điệp gửi tới Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20), Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi, các quốc gia tiên tiến cần "ngay lập tức" cung cấp khoản giảm nợ cho những quốc gia đang phát triển, nơi có gánh nặng nợ nần trở nên tồi tệ do đại dịch COVID-19.

IMF và G20 kêu gọi giải quyết tắc nghẽn nguồn cung đang đe dọa nền kinh tế toàn cầuArgentina đạt thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ 44,5 tỷ USD với IMF

Bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Được biết, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 đang được tổ chức tại Indonesia từ ngày 17-18/2. Indonesia hiện là quốc gia giữ chức Chủ tịch G20.

Trong thông điệp nói trên, người đứng đầu IMF đã nhắc lại lời kêu gọi hành động khẩn cấp từ các chủ nợ. Bà Kristalina Georgieva cho biết: “Chúng tôi ước tính, khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang ở trong, hoặc đứng trước nguy cơ cao về tình trạng nợ nần, con số này tăng gấp đôi so với mức được ghi nhận vào năm 2015”.

Theo đó, những nền kinh tế này, cũng như nhiều nền kinh tế khác sẽ cần đến nhiều khoản trợ cấp và tài chính ưu đãi, và nhiều sự hỗ trợ hơn để xử lý nợ “ngay lập tức". Giữa đại dịch COVID-19, G20 đã đưa ra Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI), nhằm hỗ trợ các quốc gia phải tăng cường vay nợ để đối phó với cuộc khủng hoảng kép về kinh tế và y tế. Tuy nhiên, chương trình này đã kết thúc hồi tháng 12 năm ngoái.

Ngoài ra, Chương trình Khuôn khổ chung của G20 nhằm đưa ra một cách thức để tái cơ cấu các khoản nợ lớn vẫn còn nhiều bất ổn, và hiện chỉ có 3 quốc gia bao gồm: Cộng hòa Chad, Ethiopia và Zambia đã yêu cầu đàm phán theo những điều khoản của chương trình này.

Bên cạnh đó, người đứng đầu IMF cũng nhắc lại quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi các quan chức thực hiện những bước bổ sung, bao gồm "củng cố lại" chương trình Khuôn khổ chung. Bà Kristalina Georgieva cũng kêu gọi mở rộng chương trình này ra "một phạm vi rộng hơn cho các quốc gia mắc nợ cao".

Đáng chú ý, bà Kristalina Georgieva nhấn mạnh rằng, việc giải quyết nợ sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi lạm phát gia tăng đã thúc đẩy "sự xoay trục chính sách" theo hướng tăng lãi suất bởi các ngân hàng trung ương ở những nền kinh tế tiên tiến, do đó sẽ gây thêm áp lực cho người đi vay.

Qua đó, Tổng Giám đốc điều hành IMF khẳng định, việc đánh bại COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phục hồi kinh tế; đồng thời lưu ý, IMF đã đưa ra dự báo "tổng tổn thất về sản lượng toàn cầu từ đại dịch đến năm 2024 sẽ ở mức gần 13,8 nghìn tỷ USD". Bên cạnh đó, việc chấm dứt đại dịch cũng sẽ giúp giải quyết những vết sẹo từ tình trạng “COVID kéo dài” về kinh tế, gây ra bởi sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Business Times & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top