Thế giới Thế giới
IMF kêu gọi hành động hợp tác để xoa dịu rủi ro ngăn cản đà tăng trưởng toàn cầu
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 21/1 cảnh báo, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Brexit và các vấn đề chưa xác định khác đang đe dọa sẽ làm chậm lại đà tăng trưởng toàn cầu.
- » Tiền lương toàn cầu chạm mốc thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ
- » Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số để phát triển bền vững
- » ECB dự báo kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2019
- » Thương mại điện tử dự kiến tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2019
- » Tăng trưởng toàn cầu dự báo giảm xuống còn 2,9% trong năm 2019
Ảnh minh họa: Klecha & Co
Trong bản cập nhật cho các dự báo về tình hình kinh tế toàn cầu chỉ ra rằng, IMF nhấn mạnh rủi ro chi phối các triển vọng thậm chí còn tiêu cực và nghiêm trọng hơn những gì đã được dự đoán vào 3 tháng trước.
Cụ thể, triển vọng kinh tế thế giới cắt giảm dự báo GDP toàn cầu của năm 2019 xuống còn 3,5%, thấp hơn so với mức 3,7% đã được đưa ra hồi tháng 11/2018. Cho đến năm 2020, mức ước tính có thể sẽ chỉ dừng lại ở 3,6%.
Thêm vào đó, do đà phát triển tương đối chậm vào cuối năm 2018, từ căng thẳng thương mại và những lo ngại đang ngày càng gia tăng trên thị trường toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của năm 2018 đã được dự báo sẽ chỉ dừng lại ở mức 3,7%, chậm hơn 2/10 so với dự báo đưa ra hồi tháng 10.
Dựa trên những chỉ số này, tại cuộc họp thường niên giữa các bộ trưởng kinh tế và tài chính trên khắp thế giới, quỹ IMF một lần nữa yêu cầu các nước ngay lập tức triển khai hành động hợp tác nhằm xoa dịu và đối phó với các rủi ro.
“Với tình hình vượt quá đỉnh điểm, các rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu đi lệch theo hướng tiêu cực, các chính sách cần khẩn trương tập trung vào ngăn chặn đà giảm tốc”, IMF kêu gọi.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh một số nền kinh tế lớn đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong mức ước tính GDP, bao gồm Đức, Italy và Mexico, cùng với đó là mức giảm tương đối ở Pháp giữa làn sóng biểu tình áo Vàng hỗn loạn suốt những tuần qua.
Tuy nhiên, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, được coi là nguồn gốc gây nên phần lớn các rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu hiện vẫn phát triển tương đối ổn định. Trong đó Mỹ dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 2,5% trong năm 2019 và 1,5% trong năm 2020, cùng lúc GDP Trung Quốc sẽ tăng 6,2% trong cả 2 năm.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- Cần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thương (19/08)
- Anh vạch lộ trình sử dụng xe tự lái vào năm 2025 (19/08)
- Thái Lan lên kế hoạch cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm (19/08)
- Khách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người (19/08)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát