Thế giới

IMF: Một số quốc gia có thể phải “sống” với nợ cao

ClockThứ Tư, 03/06/2015 07:20
TTH.VN -  Ba quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong một bài báo, một số nước có khả năng phải “sống” với mức nợ công cao.

Khu vực đồng Euro và các nền kinh tế tiên tiến khác đã phải vật lộn với các khoản nợ ngày càng tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Một số quốc gia đã phải đối mặt với áp lực để đáp ứng thị trường bằng cách nhanh chóng củng cố tài chính.

IMF trước đó đã có nhiều cảnh báo về việc cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế quá nhanh sau khủng hoảng có thể gây tổn thương cho sự phát triển kinh tế.

Tòa nhà trụ sở của IMF ở Washington - Ảnh: DW

Hiện nay, các nhà kinh tế IMF gồm Jonathan Ostry, Atish Ghosh và Raphael Espinoza có lời khuyên cho rằng các nước có thể tự tài trợ cho chính mình với chi phí hợp lý và nên tránh các tác động có hại cho kinh tế từ chính sách thắt lưng buộc bụng.

"Một giải pháp triệt để đối phó với nợ cao là chẳng làm gì cả", các quan chức nhận định. Tuy nhiên, điều này chưa phải là quan điểm chính thức của IMF, nhưng có thể giúp hình thành các chính sách mới của tổ chức này.

"Các khoản nợ là điểm yếu cho sự phát triển, nhưng không có nghĩa rằng việc trả nợ sẽ tốt hơn cho sự tăng trưởng. Trả hết nợ sẽ làm bóp méo thêm nền kinh tế, cùng với thiệt hại tương ứng đối với đầu tư và tăng trưởng."

Thay vào đó, các nước có thể chờ cho tỷ lệ nợ giảm thông qua tăng trưởng kinh tế cao hơn hoặc tăng doanh thu thuế theo thời gian.

Các cuộc tranh luận về chính sách thắt lưng buộc bụng đã trở thành đề tài chính trị nóng ở Anh và Hy Lạp khi cử tri phản đối sự khó khăn của việc cắt giảm ngân sách.

Các nhà kinh tế IMF đã không đề cập đến nhiều quốc gia cụ thể, nhưng biểu đồ đánh giá năm 2014 của Tổ chức Định hạng Tín nhiệm Toàn cầu (Moody) đã chỉ ra các nền kinh tế tiên tiến nhất gồm Mỹ, Anh và Đức, là các quốc gia kiên cố trong "vùng xanh" với không gian tài chính dồi dào, tức là các quốc gia này không vội vàng để cắt giảm nợ.

Pháp, Tây Ban Nha, Ireland nên thận trọng về nợ, trong khi Bồ Đào Nha phải đối mặt với một "nguy cơ đáng kể."

Nhật Bản, Ý và Hy Lạp được cảnh báo phải đối mặt với "nguy cơ nghiêm trọng", có nghĩa là họ phải cắt giảm, theo bảng đánh giá.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top