Thế giới

IMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báo

ClockThứ Năm, 22/10/2020 15:12
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cho biết, sự suy giảm kinh tế của châu Á trong năm nay sẽ tồi tệ hơn những gì đã được dự đoán trước đây. Đây là hậu quả do một số thị trường mới nổi trong khu vực đã và đang chứng kiến sự giảm tốc mạnh khi chống chọi với sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

Cần số hóa và cải cách kinh doanh nhiều hơn ở khu vực châu ÁChâu Á là khu vực có khả năng phục hồi sau đại dịch tốt nhất trên thế giớiHướng đến các mục tiêu phát triển bền vữngNền kinh tế mới nổi châu Á: Cần đảm bảo vững chắc các nguyên tắc cơ bản cho tương lai sau đại dịchChâu Á thận trọng khi từng bước hoạt động trở lại

 

IMF nhận định rằng nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báo. Ảnh minh họa:CafeF/Baoquocte.vn

Cụ thể, trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương mới nhất, IMF nhận định rằng châu Á sẽ giảm tăng trưởng 2,2% trong năm 2020 này. Con số này thậm chí còn tồi tệ hơn dự báo đưa ra hồi tháng 6 của IMF về mức giảm chỉ rơi vào khoảng 1,6% và trái ngược hoàn toàn với quyết định của tổ chức về việc điều chỉnh dự báo tăng trưởng tích cực đối với nền kinh tế toàn cầu.

IMF cho biết, sự tụt hạng của nền kinh tế châu Á “phản ánh sự suy giảm mạnh hơn, đặc biệt là ở Ấn Độ, Philippines và Malaysia”. Trong đó, Ấn Độ và Philippines đã chứng kiến mức giảm tăng trưởng mạnh trong hoạt động kinh tế trong quý II, gây nên do những biện pháp hạn chế kéo dài ngày và tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh.

Đối với 3 nền kinh tế vừa nêu trên:

Ấn Độ dự kiến sẽ chứng kiến mức thu hẹp 10,3% đối với tăng trưởng trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2021. Đây là mức giảm tăng trưởng nghiêm trọng hơn so với dự báo đưa ra vào khoảng 4,5% ghi nhận tháng 6 vừa qua.

Nền kinh tế Philippines được dự báo sẽ giảm 8,3% trong năm 2020, nhiều hơn so với mức giảm 3,6% đưa ra hồi tháng 6.

Malaysia có thể sẽ giảm 6% trong năm nay. Con số này được IMF đưa ra cách đây 4 tháng là 3,8%.

Trung Quốc bắt kịp xu hướng

Tuy nhiên, không phải tất cả các nền kinh tế châu Á đều bị hạ dự báo tăng trưởng. Hoạt động kinh tế trong khu vực đang tiến triển với “nhiều tốc độ khác nhau”. Trong đó Trung Quốc là quốc gia chứng kiến sự phục hồi.

Theo đó, Trung Quốc là một trong số ít các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng trong năm nay. IMF đã nâng mức tăng trưởng dự báo cho “gã khổng lồ châu Á” này từ 1% lên thành 1,9% do sự phục hồi nhanh hơn dự kiến trong quý II.

IMF nhận định cho biết: “Sau khi chạm đáy vào tháng 2/2020, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhận được sự thúc đẩy từ cơ sở hạ tầng, đầu tư bất động sản và thành quả trong gia tăng xuất khẩu, chủ yếu là thiết bị y tế và bảo hộ, cũng như những sản phẩm, thiết bị liên quan đến quá trình làm việc từ xa tại nhà”.

Năm tới, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 8,2%, dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay.

Phục hồi là một quá trình dài

Sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ, cũng như khu vực đồng Euro sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của châu Á. Tuy nhiên, việc khu vực này có thể trở lại như ban đầu với năng lực kinh tế đầy đủ hay không lại là một quá trình dài.

Nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ phục hồi 6,9% trong năm 2021. Nhưng IMF cũng thông tin rằng sản lượng kinh tế của khu vực có thể sẽ duy trì dưới mức trước dịch như “hiệu ứng sẹo”.

Sau cú sốc nghiêm trọng, các nước sẽ phải chịu thiệt hại trung và dài hạn. Cụ thể, nỗi sợ bị lây nhiễm và các biện pháp giãn cách xã hội đang làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Điều này sẽ khiến hoạt động kinh tế duy trì chậm chạp cho đến khi có một loại vaccine hiệu quả được phát triển; So với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chỉ số của thị trường lao động đang xấu đi “nhiều hơn” với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở phụ nữ và lao động trẻ tuổi; Nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào thương mại. Song tăng trưởng toàn cầu yếu, biên giới phần lớn bị đóng cửa và căng thẳng Mỹ - Trung đã và đang làm xấu đi triển vọng phục hồi được dẫn đầu bởi ngành thương mại.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top