Thế giới

IMF: Thế giới sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác biệt

ClockThứ Tư, 17/06/2020 14:39
TTH.VN - So với dự đoán đưa ra hồi tháng 4 của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế toàn cầu đang trên đà giảm tăng trưởng nghiêm trọng hơn.

OECD: Tác động kinh tế từ COVID-19 “rất nghiêm trọng ở khắp mọi nơi”Cơ sở hạ tầng bền vững - nền tảng cho phục hồi kinh tế xanh ở ASEANG20 cam kết tránh các rào cản thương mại “không cần thiết”Chính sách kinh tế cho cuộc chiến chống COVID-19IMF lập ủy ban tư vấn chính sách cho các nước ảnh hưởng vì COVID-19

Thế giới sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác biệt. Ảnh minh họa: Dân trí

Khi các nước châu Âu trải qua những tuần đầu tiên bị phong tỏa, IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với một đợt khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng của những năm 1930. Vào thời điểm đó, IMF dự báo nền kinh tế thế giới sẽ giảm tăng trưởng 3% trong năm 2020.

Đến lúc này, mặc dù một số nền kinh tế đã mở cửa trở lại, song Quỹ IMF vẫn nhận định rằng thậm chí sự suy giảm có thể sẽ tồi tệ hơn.

Lần đầu tiên kể từ cuộc Đại suy thoái, cả các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi đều sẽ bị suy thoái vào năm 2020. Bản cập nhật triển vọng kinh tế thế giới tháng 6 cho thấy tốc độ tăng trưởng âm thậm chí sẽ sâu hơn so với ước tính trước đó, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của IMF Gita Gopinath thông tin.

Thêm vào đó, IMF cũng cho biết rằng cuộc khủng hoảng hiện tại – được đặt tên là Great Lockdown không giống bất cứ đợt suy thoái nào mà thế giới đã nhìn thấy trước đây.

Đại dịch bắt đầu là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe nhưng cũng sớm gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện bởi tác động từ những biện pháp hạn chế và cách ly xã hội.

So với ngành sản xuất – đại diện cho nạn nhân chính trong các đợt suy thoái, khủng hoảng trước đây, ngành công nghiệp dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nền nhất trong cuộc khủng hoảng năm 2020 này.

Do vậy, chuyên gia Gita Gopinath cho biết, có thể với nhu cầu của người tiêu dùng bị dồn nén bây lâu, sự phục hồi có thể sẽ xuất hiện nhanh hơn, không giống như các đợt khủng hoảng trước đó.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 8 triệu ca nhiễm COVID-19 xác nhận trên toàn thế giới. Mỹ, Brazil, Nga, Ấn Độ và Anh là 5 nước có ca nhiễm nhiều nhất toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Return to top