Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
TTH.VN - Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa có bài phát biểu khai mạc tại sự kiện Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia, qua đó ông bày tỏ tin tưởng với cương vị Chủ tịch của khối trong năm nay, các quốc gia thành viên ASEAN sẽ tiếp tục đóng góp và đưa ra các giải pháp tích cực cho thế giới trong bối cảnh toàn cầu còn nhiều thách thức, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
- » Timor Leste hy vọng sẽ gia nhập ASEAN trong năm 2023
- » 4 tháng nữa, Campuchia sẽ kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN
- » Năm chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia chính thức bắt đầu
- » Indonesia và đường hướng cho năm Chủ tịch ASEAN 2023
- » ASEAN dưới quyền Chủ tịch của Campuchia 2022 và kỳ vọng vào tân Chủ tịch Indonesia năm 2023
Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong một phát biểu. Ảnh minh họa: suara.com/TTXVN/Vietnam+
“Năm nay, Indonesia trở thành Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh thế giới hết sức khó khăn. Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, xung đột. Tuy nhiên, tôi tin rằng ASEAN vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng và phù hợp với người dân, khu vực và thế giới, qua đó khẳng định rằng ASEAN sẽ tiếp tục đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. ASEAN sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế phù hợp với chủ đề “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm của tăng trưởng””, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận xét.
Với chủ đề của năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia, vị Tổng thống cho rằng Indonesia được kỳ vọng sẽ nêu ra những ý tưởng và sáng kiến mới trong việc vượt qua thách thức và những vấn đề quan trọng khác mà khu vực ASEAN và thế giới đều quan tâm.
Sau bài phát biểu của Tổng thống, ông đã có cuộc thảo luận với Tổng Giám đốc Hợp tác ASEAN Sidharto R. Suryodipuro, cuộc thảo luận tập trung từ các chủ đề được quan tâm nhiều trong năm nay, cho đến việc Chủ tịch Indonesia sẽ lãnh đạo khu vực cho đến khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 12/2023 như thế nào.
“Hiện vẫn tồn tại một số thách thức quan trọng mà chúng ta phải đối mặt, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực, ổn định tài chính, an ninh năng lượng, cũng như các vấn đề về sức khỏe. Sau dịch, chúng ta phải đảm bảo khôi phục lại các hoạt động kích thích tăng trưởng kinh tế khác nhau, bao gồm cả việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số”, Tổng Giám đốc Sidharto nhấn mạnh.
Dù ông thừa nhận rằng các quốc gia ASEAN đã đối phó tốt với những vấn đề này vào năm ngoái, song khối khu vực có sứ mệnh đảm bảo rằng Đông Nam Á tiếp tục là một điểm sáng trong nền kinh tế thế giới. Điều này không chỉ vì lợi ích tăng trưởng kinh tế của khu vực, mà còn vì hơn 600 triệu người gọi khu vực này là nhà.
Trong năm Chủ tịch này của Indonesia, sẽ có nhiều cuộc họp quan trọng giữa các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng kinh tế, với tổng số cuộc họp được tổ chức là 494 cuộc. 300 cuộc họp trong số này được tổ chức ở các khu vực khác nhau ở Indonesia.
Nhiều hoạt động bao hàm lên các vấn đề rộng lớn, đòi hỏi nỗ lực của các bên khác nhau để nâng cao nhận thức của công chúng về những gì diễn ra tại các sự kiện quốc tế, nhưng quan trọng hơn là các lợi ích mà chúng sẽ mang lại cho toàn khu vực.
Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững (21/03)
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD (21/03)
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên (21/03)
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài (21/03)
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước (20/03)
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương (20/03)
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng (20/03)
-
Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- “Lướt tàu điện ngầm”, hành động nguy hiểm gia tăng đáng báo động ở New York (Mỹ)
-
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan