Thế giới

Indonesia kì vọng Hiệp định RCEP có thể được ký bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 37

ClockThứ Hai, 09/11/2020 09:49
Trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN 37 diễn ra theo hình thức trực tuyến từ ngày 12-15/11, Indonesia hi vọng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có thể được ký kết trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Đàm phán thương mại về RCEP đạt tiến bộ “đáng kể”RCEP là chìa khóa cho sự phục hồi của Đông ÁHạn chế đi lại mở ra quá trình đàm phán mới cho hiệp định RCEPDịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEPSingapore: Hiệp định RCEP vẫn có thể sẽ được ký kết cuối năm nay

(Ảnh minh họa: bisnis.com)

Theo Thứ trưởng Bộ thương mại Indonesia, ông Jerry Sambuaga, thời điểm các nhà lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác tập hợp trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 là thời điểm thuận lợi để ký kết thỏa thuận kinh tế do ASEAN khởi xướng năm 2012.

Thứ trưởng Jerry khẳng định, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là con đường dẫn đến chủ nghĩa khu vực châu Á vì RCEP bao gồm 47,4% dân số thế giới và 32,2% nền kinh tế toàn cầu. Đối với Indonesia, RCEP sẽ là con đường thu phí để tiếp thị hàng hóa và dịch vụ cho các thành phần kinh tế. Theo ông Jerry, Điều này là do cho đến nay, chủ nghĩa bảo hộ ở châu Á còn rất lớn và đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ từ Indonesia. Với RCEP, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Indonesia.

Indonesia kêu gọi các bên làm việc chăm chỉ và tận dụng lợi thế của công nghệ để tạo ra các bước đột phá mới. Trong thời gian đại dịch này, các bên cần cải thiện thể chế sắp xếp và hợp tác để sẵn sàng vào cuộc khi cuộc sống trở lại bình thường.

Theo Thứ trưởng Jerry, hoàn thành hiệp định RCEP này là một trong những ưu tiên hợp tác quốc tế của Chính phủ Indonesia. Hiệp định thương mại tự do được đề xuất sẽ liên kết với các nước ASEAN và các đối tác FTA là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ gần đây đã không tham gia RCEP vì lo ngại thị trường nước này có thể tràn ngập hàng tiêu dùng Trung Quốc cũng như các sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh từ New Zealand và Australia.

Với tư cách là quốc gia khởi xướng chính RCEP và cũng là trung gian hòa giải cho nhiều lợi ích, cả trong nội bộ ASEAN và với các nước đối tác Indonesia đã chủ động đưa ra các giải pháp để mỗi nước có thể đạt được phương án thỏa đáng. 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang theo đuổi việc hoàn thiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Thứ trưởng Bộ thương mại Indonesia tin tưởng mặc dù hiện tại RCEP vẫn phải giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong quá trình hoàn thiện pháp lý, nhưng chắc chắn Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực có thể được hoàn thành đúng hạn “dựa trên ý chí chính trị cao của mỗi quốc gia”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng

Hãng tin Global Times cho biết, vào ngày 1/1/2024, nhân kỷ niệm 2 năm thiết lập hiệp định, các chuyên gia Trung Quốc mới đây đã dành nhiều lời ca ngợi vai trò quan trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại khu vực, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng
Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Ngày 26/12, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công thương tổ chức “Hội thảo hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, tận dụng ưu đãi từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)”.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Return to top