ClockThứ Ba, 30/08/2016 09:24

Indonesia sẽ nói chuyện Biển Đông ở thượng đỉnh G20?

Theo Reuters, Hội nghị thượng đỉnh G20, mà Indonesia là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có vai trò thành viên, diễn ra tại Hàng Châu vào cuối tuần này.

Trung Quốc hối thúc Nhật Bản giữ vai trò "xây dựng" ở G20Trung Quốc né tránh nói về Biển Đông ở hội nghị G-20Ngoại trưởng Mỹ-Trung thảo luận về Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại Trung QuốcIMF: G20 cần chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

 

Indonesia sẽ nói chuyện Biển Đông ở thượng đỉnh G20? 
Giới thiệu dự án đường sắt cao tốc ở Jakarta với sự hỗ trợ của Trung Quốc - Ảnh: Twitter

Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc với ưu tiên tăng cường hợp tác song phương với nước chủ nhà, hơn là đại diện cho Đông Nam Á, nhưng sẽ cũng không quên bàn chuyện Biển Đông.

Dù Tổng thống Widodo vẫn sẽ nói về vấn đề Biển Đông, nhưng ưu tiên cao nhất vẫn là “tập trung vào các lợi ích chiến lược của Indonesia” - ông Pierre Marthinus, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Marthinus Academy (Jakarta), nhận định với tờ South China Morning Post.

Khác với người tiền nhiệm Susilo Yudhoyono, vốn luôn đại diện cho lợi ích của nhóm các quốc gia Đông Nam Á mỗi lần G20 họp thượng đỉnh, ông Widodo được cho là “không hứng thú với ngoại giao thượng đỉnh”.

Ông Aaron Connelly, nhà nghiên cứu chuyên về Indonesia thuộc Viện chính sách quốc tế Lowy (Úc), nhận định: “Indonesia tự xem mình là một cường quốc đang lên ở Đông Nam Á, và vì thế sẽ tìm kiếm cảm hứng từ Trung Quốc cho các nỗ lực tăng trưởng kinh tế của mình khi đến Hàng Châu vào đầu tháng tới”.

Cụ thể, ông Widodo sẽ tìm kiếm cơ hội thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh tế với nước chủ nhà, trên cơ sở các cam kết đạt được với Chủ tịch Tập Cận Bình khi hai ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ).

Quan hệ song phương của Jakarta với Bắc Kinh có tác động quan trọng lên cả ba trụ cột của chiến lược trung tâm biến Indonesia thành “trục hàng hải của thế giới” của ông Widodo - thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh biên giới và bảo vệ tài nguyên (thủy sản, dầu khí) trong vùng đặc quyền kinh tế.

“Tổng thống Widodo xem Trung Quốc như một đối tác quan trọng, đặc biệt trong đầu tư hạ tầng. Vì thế ông ấy sẽ không gây tác động gì lên Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới, mà chỉ tập trung vào các cơ hội song phương” - chuyên gia Connelly nhận định.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng hiểu rõ tầm ảnh hưởng ngày càng lên cao của Indonesia với khu vực, và cũng sẽ chú ý đến quan hệ với quốc gia này, theo nhận định của Du Jifeng - chuyên gia chính trị Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.

Thương mại song phương hai nước đạt 50 tỉ USD hồi năm 2014 và Indonesia dự kiến sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong gói tài trợ đầu tư hạ tầng 87 tỉ USD trong chiến lược “Một vành đai - Một con đường” của Bắc Kinh.

Đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia đã tăng đến 400% trong quý 1-2016.

Quan hệ Jakarta - Bắc Kinh từng vấp phải căng thẳng từ đầu năm nay, xoay quanh việc Trung Quốc cho tàu cá đổ bộ hoạt động gần quần đảo Natuna của Indonesia trên Biển Đông.

Trong bài phát biểu với quốc dân hồi giữa tháng 8, ông Widodo cam kết sẽ “bảo vệ từng tấc đất chủ quyền” của đất nước.

Jakarta đã đứng ngoài các căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác trong vài năm gần đây, nhưng cũng bắt đầu quan ngại trước sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, khiến vấn đề này trở thành “điểm nghẽn” trong quan hệ hai nước.

Khi Tòa trọng tài ở The Hague ra phán quyết bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông hồi tháng 7, Indonesia đã kêu gọi các bên “bảo vệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tránh các hành động quân sự có thể uy hiếp hòa bình và ổn định khu vực”, yêu cầu Trung Quốc và Philippines tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Quan điểm này của Jakarta khiến Bắc Kinh không vui. Giới học giả và các cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc chỉ trích đó là “động thái cho thấy Indonesia đang xa rời lập trường kiên định trước đây trong vấn đề này”.

Thực chất, quan hệ của hai lãnh đạo Indonesia và Trung Quốc khá nồng ấm. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên khi mới nhậm chức hồi tháng 11-2014, ông Widodo đã chọn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top