Thế giới

Indonesia và đường hướng cho năm Chủ tịch ASEAN 2023

ClockThứ Bảy, 03/12/2022 09:20
TTH.VN - Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia sẽ tập trung vào chủ đề: “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm của tăng trưởng”, trong đó Tổng thống Joko Widodo bày tỏ sự lạc quan rằng Indonesia sẽ nỗ lực hết mình trong suốt nhiệm kỳ nắm giữ chức vụ danh giá này.

Năm chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia chính thức bắt đầuTimor Leste hy vọng sẽ gia nhập ASEAN trong năm 2023Các nước cam kết đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vựcTăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023Miễn thị thực cho hàng chục quốc gia, du lịch Indonesia đang phục hồi mạnh mẽ

Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong một phát biểu của mình. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng bày tỏ mong muốn ASEAN tiếp tục là một khu vực hòa bình, ổn định để trở thành “mỏ neo” ổn định của thế giới trong tương lai. Ông cho biết thêm rằng ASEAN phải tiếp tục duy trì phẩm giá của mình bằng cách thúc đẩy các giá trị nhân đạo và dân chủ.

Hơn nữa, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, ông cũng đang hướng tới mục tiêu về một ASEAN phát triển nhanh chóng với một nền kinh tế khu vực toàn diện và bền vững để ứng phó với những thách thức trong khu vực trong 20 năm tới.

Vai trò Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia giúp củng cố vị thế ngày càng tăng của đất nước trong trật tự toàn cầu, với vị trí chiến lược về tín dụng, ngân hàng và đầu tư để thiết lập các mối quan hệ đối tác tiềm năng.

Là Chủ tịch ASEAN năm 2023, Indonesia đặt mục tiêu vô hiệu hóa một số vấn đề chính trị và khu vực quan trọng. Nhờ đó, Indonesia có vai trò lớn hơn trong việc duy trì sự cân bằng địa chính trị trong khu vực.

Ngoài ra, Indonesia cũng có thể tập hợp các quốc gia thành viên ASEAN để thúc đẩy hợp tác, đề phòng các cuộc khủng hoảng kinh tế và lương thực có thể xảy ra vào năm 2023. Chức Chủ tịch ASEAN tạo cơ hội cho Indonesia thiết lập quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau giữa các quốc gia thành viên để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới.

Indonesia, quốc gia tiên phong tổ chức Hội nghị Á - Phi năm 1955, là một trong năm quốc gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), được thành lập vào ngày 8/8/1967. Kể từ đó, Indonesia đã trở nên nổi tiếng như một người trung gian hòa giải quyền lực của khu vực nói riêng và cả thế giới nói chung.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

Lần thứ 3 liên tiếp TP. Huế đạt giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN là cơ hội để du lịch Huế tiếp thị hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. Với nhiều giải pháp mà tỉnh đặt ra, giữ vững thương hiệu thành phố du lịch sạch cũng đồng nghĩa với việc gắn tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững.

Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top