Thế giới

Indonesia - Việt Nam: Mối quan hệ đích thực vì phát triển

ClockThứ Hai, 22/08/2022 09:38
TTH.VN - Đối với người dân Indonesia, tháng 8 luôn là khoảng thời gian đặc biệt. Điều này được thể hiện rõ nhất khi vừa qua, Indonesia đã tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Tuyên bố Độc lập, thành quả mà nước này đã đạt được bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu.

Hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN lạc quan về triển vọng kinh tếEC công nhận chứng chỉ kỹ thuật số về COVID-19 của Việt NamThủ tướng Nhật Bản bắt đầu chuyến công du nước ngoài vì hòa bìnhThủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio lên kế hoạch công du Đông Nam ÁNgoại trưởng Canada Mélanie Joly công du Việt Nam và Indonesia

Indonesia và Việt Nam cam kết thúc đẩy hợp tác trong đa dạng lĩnh vực trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Katadata/TTXVN/Vietnam+

Chủ đề của lễ kỷ niệm năm nay của Indonesia là “Phục hồi nhanh hơn, Vươn lên mạnh mẽ hơn”. Nó cũng phản ánh tinh thần “Cùng nhau phục hồi, cùng nhau phục hồi mạnh mẽ hơn” mà Indonesia đã lựa chọn cho nhiệm kỳ Chủ tịch G20.

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện chúng ta đang vào thời điểm đối mặt với nhiều thách thức. Trong khi chúng ta vẫn chưa thể phục hồi toàn diện sau đại dịch, thế giới vẫn đang phải đối mặt với những thất bại đa chiều với sự canh tranh giữa các cường quốc, các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, cùng với đó là nhiều cuộc xung đột xảy ra trên khắp thế giới. Những điều này chắc chắn sẽ tác động đến nhân loại và gây ra các cuộc khủng hoảng về lương thực, năng lượng và tài chính.

Đây là lý do tại sao mọi quốc gia cần hợp tác với nhau càng sớm càng tốt để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng này trở nên tồi tệ hơn. Quan hệ đối tác phải được nâng cao để không ai bị bỏ lại phía sau. Chỉ bằng cách hành động cùng nhau, chúng ta mới có thể đối mặt với những thách thức trong tương lai và xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và an toàn cho thế hệ tương lai của chúng ta.

Đối tác bình đẳng là trọng tâm trong quan hệ của Indonesia và Việt Nam trong 67 năm qua. Được thiết lập bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cựu Tổng thống Indonesia Sukarno, mối quan hệ bền chặt đã và đang tiếp tục được nuôi dưỡng và mở rộng vì sự tiến bộ của cả hai nước, vì sự thịnh vượng của các dân tộc và vì hòa bình và thịnh vượng của toàn khu vực.

Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có chuyến thăm chính thức đến Indonesia để đồng chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno LP Marsudi. Tại đây, hai bộ trưởng đã nắm bắt tiến độ và những vấn đề đang chờ xử lý, đồng thời tìm hiểu các cơ hội hợp tác mới. Cả hai đều hài lòng với tổng kim ngạch song phương đạt 11,5 tỷ USD vào năm 2021, vượt mục tiêu 10 tỷ USD. Về vấn đề này, cả hai bên đều hoan nghênh mục tiêu mới là đạt kim ngạch song phương trị giá 15 tỷ USD vào năm 2028.

Kế hoạch Hành động triển khai Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia giai đoạn 2019 - 2023 đã thúc đẩy hiệu quả quan hệ Việt Nam - Indonesia trên nhiều lĩnh vực. Do đó, cả hai bộ trưởng đã nhất trí xúc tiến việc hoàn thiện kế hoạch Hành động 2024 - 2028, trong đó nội dung này sẽ là hướng dẫn cho quan hệ đối tác của hai nước trong tương lai.

Trong bối cảnh tình hình khu vực và toàn cầu phức tạp, điều cần thiết và cũng là thế mạnh của hai nước là tăng cường hợp tác để giải quyết những mối quan tâm chung vì lợi ích của dân tộc hai bên và hơn thế nữa.

Là hai quốc gia đang phát triển với thế hệ trẻ khá hớn, chiếm 50% dân số, Indonesia và Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành các quốc gia tiên tiến với nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết hợp tài sản này với tầm nhìn dài hạn nhằm thúc đẩy nghiên cứu, công nghệ và đổi mới sẽ góp phần thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của hai nước trên thế giới, bao gồm cả thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển.

Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi cũng cho biết thêm rằng, một lĩnh vực tiềm năng khác sẽ tạo ra nhiều lợi ích cụ thể hơn là lĩnh vực hàng hải bằng cách phát triển ngành thủy sản. Với tầm nhìn trở thành các nước mạnh và thịnh vượng về biển, Indonesia và Việt Nam phải hội nhập sâu hơn như một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu của nền kinh tế hàng hải để hai nước có thể trở thành nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thế giới.

Hợp tác trong các diễn đàn khu vực và đa phương cũng được nhìn nhận là điểm nổi bật trong quan hệ giữa Indonesia và Việt Nam. Trong cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn diễn ra vào tháng trước, Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ với vai trò Chủ tịch G20 của Indonesia năm 2022 và Chủ tịch ASEAN năm 2023.

Indonesia cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cách đây 27 năm. Kể từ đó, hai nước đã nỗ lực làm việc cùng nhau để xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng, dựa trên quy tắc lấy con người làm trung tâm.

Vừa qua, ASEAN đã kỷ niệm 55 năm thành lập với nhiều xáo trộn. Để hóa giải những thách thức hiện tại và tương lai, Indonesia hi vọng sẽ sát cánh cùng Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN để giữ ASEAN ở vị trí trung tâm trong việc định hình trật tự khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top