ClockThứ Hai, 06/08/2018 09:34

Intel sẽ ra mắt bộ xử lý Core thế hệ thứ 9 ngay trong tháng 8

Kể từ kỉ nguyên Athlon XP trước đây, có lẽ lúc này là một trong những thời điểm các dòng sản phẩm vi xử lý dành cho máy tính để bàn của Intel đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ AMD.

Intel đóng cửa bộ phận kính thông minhIntel khuyến cáo mọi người dừng cài bản vá SpectreIntel ra mắt dòng CPU cao cấp Core X

Các chip Core thế hệ thứ 9 sẽ vẫn tương thích với bo mạch chủ 300 Series của Core thế hệ thứ 8.

Thực tế trên đã buộc Intel trong thời gian qua phải tung ra toàn bộ sản phẩm của một thế hệ với chu kỳ chỉ từ 2 đến 3 tháng. Cụ thể, ngay sau khi Intel tung ra Core thế hệ thứ 7 (Kaby Lake) vào đầu năm 2017, AMD đã gây ấn tượng mạnh với ngành công nghệ thông tin với các sản phẩm khi đó của mình. Vì điều này, Intel lại phải "làm lơ" các chip mới, tiến thẳng tới dòng Core X với tầm giá dưới 500 USD để đối trọng, đồng thời tung ra Core thế hệ thứ 8 (Coffee Lake) với số lõi tăng gấp rưỡi để đối trọng.

Tuy nhiên, kể cả thế hệ này dường như vẫn không đủ sức áp đảo thế hệ AMD Ryzen thứ hai (Pinnacle Ridge). Và hệ quả là, một lần nữa hãng bán dẫn hàng đầu thế giới lại phải cắt ngắn chu kỳ sản phẩm, và tung ra thế hệ Core thứ 9 (Whiskey Lake).

Whiskey Lake kế thừa kiến trúc cơ bản của Coffee Lake, và tiếp tục tăng số lõi xử lý. Ban đầu, thế hệ chip này được lên lịch ra mắt vào quý đầu năm 2019, song song với chipset Z390 14nm (vốn chỉ khác Z370 về thiết kế hệ thống điện nguồn cấp cho bộ vi xử lý). Tuy nhiên, sự thể hiện đầy ấn tượng của AMD với Ryzen 2000 (đặc biệt là việc tăng độ dài chuỗi lệnh và khả năng xử lý đa lõi được cải thiện đáng kể) đã buộc Intel phải đẩy lịch trình sản phẩm lên sớm hơn.

Số lượng chip Core thế hệ thứ 8 còn dồi dào đang là rào cản tiếp cận thị trường của Intel Core thế hệ mới.

Ban đầu, thế hệ Core mới sẽ chỉ có 3 mẫu, bao gồm cả hai chip 8 lõi đầu tiên của Intel trong phân khúc máy tính tiêu dùng là Core i9-9900K và Core i7-9800K. Trong đó, i9-9900K được trang bị công nghệ siêu phân luồng, có thể tăng tốc tới 5 GHz (thay vì 4,9 GHz như "đàn em"), và có bộ đệm L3 16 MB (thay vì 12 MB). Cả hai chip đều hỗ trợ bộ nhớ kênh đôi, 16 kênh PCI-Express và có công suất TDP 95W. Về phần mình, Core i5-9600K với 6 lõi xử lý không thay đổi nhiều so với phiên bản Coffee Lake. Bộ xử lý này có tốc độ tiêu chuẩn 3,7 GHz (tăng tốc 4,6 GHz) và bộ đệm L3 9MB.

Được biết, sau khi được công bố vào ngày 14-8 tới, các chip Whiskey Lake sẽ bắt đầu được bán ra thị trường từ tháng 10. Đây cũng sẽ là thời điểm những đánh giá thực tế xác thực hơn được các đơn vị truyền thông công bố, giúp người dùng đưa ra quyết định nâng cấp hợp lý nhất. Dù Intel mong muốn tung ra dòng sản phẩm này sớm hơn nữa, nhưng việc các kênh phân phối còn tồn quá nhiều sản phẩm Coffee Lake đã buộc hãng phải trì hoãn chút ít. Do nâng cấp lên chip Core thế hệ thứ 9 sẽ không cần thay thế bo mạch chủ mới, người tiêu dùng khi lắp các hệ thống mới sẽ có xu hướng "bỏ qua" chip thế hệ thứ 8. Dĩ nhiên, các kênh phân phối sẽ chẳng thích thú gì điều này.

Theo pcworld.com.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng

Chiều 4/4, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Xuất bản Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) Trương Thị Mai chủ trì buổi làm việc của Hội đồng Xuất bản và Ban Chỉ đạo xây dựng bản thảo về các nội dung liên quan đến việc xuất bản bộ sách.

Văn kiện Đảng Toàn tập 1924 - 2020 sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

TIN MỚI

Return to top