ClockThứ Bảy, 28/07/2018 06:54

IOM phân bổ 75.000 USD bắt đầu các hoạt động cứu trợ khẩn cấp tại Lào

TTH.VN - Trong khi các hoạt động cứu hộ cứu trợ vẫn đang tiếp tục diễn ra tại các ngôi làng bị ngập lụt ở vùng Đập Saddle Drộng lớn, một phần của dự án thủy điện Xepien - Xenamnoy ở tỉnh Attapeu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã cấp 75.000 USD để khởi động các hoạt động cứu trợ khẩn cấp cho khu vực.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Cứu trợ hàng hoá và tìm kiếm người mất tíchThái Lan sẵn sàng cử máy bay cứu trợ nạn nhân vụ vỡ đập thủy điện LàoVỡ đập thủy điện Lào: Chạy đua với thời gian cứu những người sống sótDùng trực thăng đưa công nhân Việt ra khỏi khu vực bị cô lập tại Lào

Nước ngập cao khiến nhiều người dân phải lên mái nhà chờ cứu hộ. Ảnh: AP

Theo các nhà chức trách Lào, thảm họa gây ra bởi những cơn mưa lớn trên khắp khu vực do cơn bão nhiệt đới Sơn Tinh – cơn bão đã ảnh hưởng đến khoảng 16.256 người ở 11 tỉnh ở Lào.

Vụ vỡ đập gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tại 13 ngôi làng ở huyện Sanamxay, ảnh hưởng đến ước tính 6.351 người. Khoảng 3.060 người hiện đang phải di tản và ở trong các trại tạm trú khẩn cấp. 26 ca tử vong đã được ghi nhận và 131 người vẫn còn mất tích.

Nước do lũ quét hiện đang đang giảm dần, nhưng các nhà dự báo thời tiết cảnh báo rằng sẽ có mưa lớn hơn kéo dài từ hôm nay (28/7) cho đến ngày 30/7. Nhỉều con đường bị cuốn trôi và 14 cây cầu bị phá hủy trong khu vực cũng đang làm cho việc tiếp cận các vùng sâu vùng xa bằng đường bộ gặp nhiều khó khăn, trong khi mực nước nông ở các khu vực ngập nước cũng cản trở việc đi lại bằng thuyền.

IOM đang làm việc với các đối tác Liên Hiệp quốc và chính phủ Lào để xác định những nhu cầu cấp bách nhất. Theo đánh giá ban đầu của chính phủ, nhu cầu thiết yếu hiện nay bao gồm thực phẩm, nước uống, dụng cụ vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh di động, quần áo, lều và các dụng cụ sửa chữa nhà ở. Ngoài ra, tàu thuyền để tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cũng rất cần thiết.

IOM đã triển khai việc đưa các chuyên gia kỹ thuật chuyên về quản lý di dời, y tế, đánh giá khẩn cấp… từ văn phòng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Bangkok đến Lào để hỗ trợ.

Khoản tài trợ 75.000 USD của IOM trước hết sẽ được chuyển đến các khu vực có nhu cầu lớn nhất do chính phủ và các đối tác LHQ quyết định, có thể bao gồm việc cung cấp vật liệu trú ẩn, bạt và tấm nhựa; các mặt hàng phi thực phẩm bao gồm quần áo, chăn mền, đồ dùng nhà bếp, thảm ngủ, màn chống muỗi và thuốc men y tế…

Sốt rét thường đặc hữu ở những khu vực bị ảnh hưởng, nhưng chuyên gia y tế khu vực của IOM, Tiến sĩ Patrick Duigan cho rằng các gia đình di dời có thể có nguy cơ mắc bệnh do nguồn nước gây ra cao hơn sau khi xảy ra thảm họa. “Lũ lụt thường cuốn trôi muỗi và ấu trùng, làm giảm nguy cơ sốt rét trong 8 tuần đầu hoặc lâu hơn. Sau đó, khi khu vực khô cạn, nguy cơ sốt rét sẽ trở lại”, ông nói.

“IOM hiện đang nỗ lực hỗ trợ Lào - nước thành viên mới nhất của chúng tôi - để giúp họ đối phó với hậu quả của thảm họa lớn này. Chúng tôi cũng cam kết sẽ giúp đỡ những người bị ảnh hưởng trong thời gian dài hơn để tái thiết lại cuộc sống và đang tiếp cận với các nhà tài trợ quốc tế”, Giám đốc Văn phòng IOM tại Lào Misato Yuasa cho hay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ IOM)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Bunpimay

Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay 2024 của nước CHDCND Lào, ngày 12/4, Đoàn công tác Ban chỉ đạo công tác biên giới tỉnh do ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và Nhân dân khu vực biên giới tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc 2 tỉnh Sê Kông và Salavan (Lào).

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Bunpimay
Thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Lào

Ngày 4/4, tại tỉnh Savannakhet – nước CHDCND Lào đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư Lào – Việt Nam. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương dự và phát biểu tham luận tại hội nghị.

Thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Lào
Việt Nam, Lào và Campuchia tìm cách thúc đẩy du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”

Với kỳ vọng mang đến cho du khách một trải nghiệm du lịch liền mạch và độc đáo, sáng kiến “Một hành trình, ba điểm đến” đã được lãnh đạo ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đưa ra thảo luận bên lề các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái. Thủ tướng Campuchia Hun Manet cũng tuyên bố nước này sẽ tổ chức một hội nghị các bộ trưởng du lịch của ba nước để phát triển các nỗ lực chung.

Việt Nam, Lào và Campuchia tìm cách thúc đẩy du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”
Return to top