Thế giới

IS gài mìn khắp thành phố cổ Palmyra của Syria

ClockThứ Hai, 22/06/2015 07:59
TTH.VN - Theo một nhóm chuyên theo dõi các cuộc chiến tranh ở Syria thì phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã chôn mìn và các vật liệu nổ xung quanh khu di tích cổ Palmyra của Syria.

Các nhà hoạt động nói rằng, không rõ liệu IS đặt bom để phá huỷ những di tích này hay để bảo vệ quyền chiếm đóng khu vực này trước các lực lượng chính phủ của Syria.

Phiến quân IS chiếm giữ thành phố Palmyra, một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất ở Trung Đông và có giá trị quân sự lớn, vào hồi tháng 5/2015. Lực lượng chính phủ Syria được báo cáo đã lên kế hoạch cho một nỗ lực nhằm chiếm lại thành phố này.


IS gài mìn và các vật liệu nổ xung quanh khu di tích cổ Palmyra của Syria - Ảnh: Reuters.

Giám đốc Tổ chức giám sát Nhân quyền Syria - ông Rami Abdel Rahman nói với các phóng viên rằng, các binh sĩ Syria bên ngoài thành phố nhận thêm quân tiếp viện trong những ngày gần đây, "cho thấy họ có thể đang có một kế hoạch hành động". Ông cho biết các lực lượng chính phủ cũng đã triển khai các cuộc không kích ác liệt ở Palmyra trong 3 ngày qua, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng. Tổ chức này đưa tin dựa trên một mạng lưới các nguồn tin bên trong Syria.

Việc IS nắm quyền kiểm soát thành phố cổ Palmyra vào tháng trước khiến nhiều người lo ngại rằng, nhóm này sẽ phá hủy các di tích thời La Mã cổ đại 2.000 năm tuổi ở đây. Trước đó, IS đã phá hủy nhiều di tích cổ ở Iraq - gần đây nhất là thành phố cổ Nimrud, một trong những kho tàng khảo cổ vĩ đại nhất của Iraq. Tuy nhiên đến nay, chưa có báo cáo nào về việc IS tàn phá các di tích cổ ở Palmyra, hay còn được gọi là Tadmur.

Maamoun Abdulkarim, người đứng đầu việc quản lý các di tích cổ của Syria, nói rằng các báo cáo về chất nổ được IS cài ở Palmyra "dường như là sự thật". "Thành phố này là một con tin trong tay họ, tình hình rất nguy hiểm," ông nói.

Kể từ khi chiếm giữ thành phố, IS cũng đã nắm quyền kiểm soát một căn cứ không quân và một nhà tù khét tiếng gần đó.

Các di tích cổ nằm trong một khu vực chiến lược quan trọng trên con đường giữa thủ đô Damascus và thành phố miền Đông đang tranh chấp Deir al-Zour.

Hơn 230.000 người Syria thiệt mạng trong cuộc nội chiến Syria, bắt đầu sau khi lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad cố gắng đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ hồi tháng 3/2011.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo IS đã tận dụng sự hỗn loạn đó, chiếm quyền kiểm soát những khu vực rộng lớn của đất nước và thiết lập trụ sở chính ở Raqqa, miền bắc Syria.

 

Bảo Nghi (lược dịch từ BBC & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top