IS sử dụng vũ khí hóa học chống người Kurd ở Iraq
TTH.VN - Theo lời các quan chức Đức ngày hôm qua (13/8) cho biết, lực lượng người Kurd chống chiến binh Hồi giáo Nhà nước IS ở miền bắc Iraq đã báo cáo bị tấn công bằng vũ khí hóa học, hãng thông tấn Sputnik sáng nay đưa tin.
"Chúng tôi có dấu hiệu cho thấy đã có một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học" chống lại lực lượng vũ trang của người Kurd ở miền Bắc Iraq (peshmerga) khiến nhiều binh sĩ bị "kích thích hô hấp," Bộ Quốc phòng Đức cho biết.
![]() |
Các chiến binh người Kurd cáo buộc IS đã sử dụng vũ khí hoá học trong các cuộc tấn công-Ảnh: thenational. |
Một quan chức cấp cao của lực lượng vũ trang của người Kurd nói rằng, hàng chục binh sĩ của họ đã bị tấn công bằng rocket clo vào 3 ngày trước.
"Cuối buổi chiều ngày 11/8, lực lượng peshmerga trong khu vực Makhmur, cách 50 km về phía tây của thành phố Arbil, đã bị tấn công bằng tên lửa Katyusha chứa đầy clo," một quan chức cấp cao giấu tên tiết lộ.
Đức, quốc gia đã huấn luyện và vũ trang cho lực lượng người Kurd từ tháng 9 năm ngoái, hy vọng rằng một nhóm "chuyên gia" của Mỹ và Iraq ở Baghdad sẽ điều tra vụ tấn công được cho là do IS thực hiện này.
"Những người lính Đức không bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng", phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức nói thêm. "Việc bảo vệ các binh sĩ của chúng tôi ở miền bắc Iraq đang ở mức cao nhất."
Trong tháng 3/2015, chính quyền người Kurd ở Iraq cho biết họ đã có bằng chứng, được hỗ trợ bằng các kết quả của một phân tích được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm độc lập ở châu Âu, rằng IS đã sử dụng khí clo như một vũ khí hóa học trong một vụ đánh bom tự sát ở miền bắc Iraq hồi tháng 1/2015.
Tháng trước, các nhà điều tra cho biết có 3 vụ IS súng bắn đạn súng cối hóa học vào các vị trí của lực lượng người Kurd, theo một báo cáo của một Viện nghiên cứu về vũ khí trong các cuộc xung đột, sau đó cho biết rằng những xét nghiệm trên vỏ đạn phù hợp với hóa chất chlorine.
Một viên đạn cối 120-mm bắn vào một vị trí của lực lượng người Kurd ở gần Mosul Dam, miền bắc Iraq đã không phát nổ, và được thu hồi để phân tích.
Các nhóm cho biết họ cũng ghi nhận 2 cuộc tấn công tương tự chống lại các chiến binh người Kurd trong thành phố Hasakeh ở đông bắc Syria hôm 28/6, trong đó tên lửa có chứa một chất khí màu vàng "đậm mùi hành tây thối" đã được sử dụng. Không có ca tử vong nào được báo cáo, nhưng các binh sĩ đã phải chịu đựng các triệu chứng rát bỏng ở cổ họng, mắt và mũi, đau đầu, đau cơ, và nôn mửa.
Kể từ cuối năm 2014, đã có nhiều báo cáo từ các quan chức người Kurd, cũng như từ các quan chức Iraq và Syria và các nhân viên y tế, rằng IS đã sử dụng bom chứa đầy các chất hóa học trong các vụ tấn công.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & AFP)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức