Thế giới

IS tái chiếm một phần thành phố Baiji của Iraq

ClockThứ Năm, 03/09/2015 11:51
TTH.VN - Các phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã chiếm lại được phần lãnh thổ trong thành phố Baiji, khu vực có mỏ dầu lớn nhất của Iraq.

Một binh sỹ thuộc lực lượng an ninh Iraq ở trên chiếc xe quân sự tại thành phố Baiji - Ảnh: Reuters

Theo AFP, thông tin do Lầu Năm Góc công bố ngày 2-9. Theo đó, cuộc giao tranh ác liệt đã diễn ra trong suốt nhiều tháng ở trong và xung quanh thành phố Baiji.

Lực lượng an ninh Iraq và các dân quân trong nhiều tuần qua cũng đã đẩy lui được đám phiến quân IS ở thành phố này. Tuy nhiên theo phát ngôn viên Jeff Davis, tất cả những thành tựu đạt được đã trở thành công dã tràng.

Ông nói: “Chúng tôi đã thấy những bước tiến gần đây khi Lực lượng an ninh Iraq đã giành lại được một số khu vực trong thành phố. Nhưng trong nhiều ngày qua, tình thế đã bị lật ngược… xu thế đang xấu đi ở đó. Rất nhiều phần đất họ giành được đã bị chiếm lại”.

Ông Davis cho biết Mỹ vẫn cam kết sẽ ủng hộ lực lượng an ninh Iraq.

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 15/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen, ông Hans Grundberg, đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng leo thang ở Yemen, đồng thời cảnh báo tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong bối cảnh xung đột khu vực ngày càng lan rộng.

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top